MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết cấu khóa luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ CHIẾN LƯỢC. 1.1 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 3 1.1.1 Khái niệm về chiến lược 3 1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 4 1.1.3 Ưu nhược điểm quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 5 1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG kinh doanh 6 1.2.1 Môi trường doanh nghiệp 6 1.2.2 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược 14 1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU CỦA NGƯỜI DÂN Ở TP. HCM. 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG kinh doanh CỦA CÁC CÔNG TY 19 2.1.1 Môi trường vi mô 19 2.1.2 Môi trường vĩ mô 23 2.2 THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU TẠI TP. HCM 26 2.2.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo hiện nay 26 2.2.2 Thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu 29 2.2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các doanh nghiệp ở TP. HCM trong thời gian qua 32 2.3 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO TRONG THỜI GIAN TỚI 33 2.3.1 Dự báo lượng tiêu thụ bánh kẹo trong thời gian tới 33 2.3.2 Dự báo lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói trong thời gian tới 33 2.4 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 37 CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA VỊ THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 3.1 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC QUÁ TRÌNH TIẾP THỊ BÁN HÀNG 39 3.1.1 Phạm vi đánh giá vị thế cạnh tranh của các sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM 39 3.1.2 Các hoạt động tiếp thị bánh mì đóng gói có nhãn hiệu 39 3.1.3 Các quá trình của hệ thống quản trị chất lượng và quản lí tiếp thị 40 3.1.4 Các phương pháp áp dụng hoạt động quản lí tiếp thị bán hàng 41 3.2 ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU Ở TP. HCM 43 3.2.1 Các phiếu điều tra 43 3.2.2 Thiết kế các câu hỏi trong phiếu điều tra 47 3.2.3 Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 49 3.2.4 Xác định độ tin cậy của các phiếu điều tra 51 3.2.5 Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu nhỏ 52 3.2.6 Phân tích kết quả điều tra của 9 chỉ tiêu lớn còn lại: 2,4,5,6,7,8,9,10,11 58 3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI Ở THỊ TRƯỜNG TP. HCM 72 3.3.1 Chúng ta đang ở đâu? 72 3.3.2 Tại sao chúng ta lại ở vị trí này? 72 3.3.3 Chúng ta muốn gì? 72 3.3.4 Làm cách nào để đạt được như vậy? 72 3.3.5 Sẽ cùng làm với ai? 72 3.3.6 Khi nào bắt đầu? 73 Giải pháp 1: Nâng cao thương hiệu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của KD 73 Giải pháp 2: Mở rộng thị trường 74 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu thế hội nhập về kinh tế như hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình tồn tại và cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành bánh kẹo. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, đó là cơ sở là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ tạo điều kiện nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên trường cạnh tranh. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh còn tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường. Thực tiễn hoạt động cho thấy, nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn, có tầm nhìn rộng, tạo được tư duy hành động, nhằm hướng tới mục tiêu chiến lược cụ thể, thì doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay, còn nếu ngược lại thì sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, hoạt động không có hiệu quả hoặc có thể đi đến phá sản. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với từng hoàn cảnh và môi trường cụ thể, tương ứng với khả năng, vị thế của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Đó là lí do em chọn đề tài :“ Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM ”. 2. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra các cơ hội và thách thức trong kinh doanh, xác định vị trí của từng công ty trên thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM - Đề ra các giải pháp về chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. w Đối tượng nghiên cứu: Người dân đang sống tại TP. HCM, đặc biệt tập trung vào khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng mới đi làm. w Phạm vi nghiên cứu : Người tiêu dùng tại TP. HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu. w Sử dụng phương pháp khảo sát: thiết lập bản câu hỏi, khảo sát các đối tượng tiêu dùng mục tiêu của sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu. w Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích, lý luận. w Phương pháp phân tích các nhân tố. w Phương pháp quan sát. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. Gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược. Chương 2: Phân tích thực trạng tiêu dùng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của người dân TP.HCM. Chương 3: Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM.