Thạc Sĩ Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT . iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC HÌNH VẼ vii
    DANH MỤC HỘP vii
    CHƯƠNG 1. 1
    GIỚI THIỆU . 1
    1.1 Bối cảnh nghiên cứu . 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài . 3
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
    1.5.1 Phương pháp nghiên cứu . 4
    1.5.2 Nguồn thông tin . 4
    1.6 Cấu trúc của nghiên cứu . 5

    CHƯƠNG 2. 6
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
    . 6
    2.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh 6
    2.2 Lý thuyết về cụm ngành . 7
    2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước 8
    CHƯƠNG 3. 9
    PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DỪA BẾN TRE
    9
    3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên . 9
    3.1.1 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên . 9
    3.1.2 Tổng quan về cây dừa: . 10
    3.1.3 Khái quát sự phát triển cụm ngành dừa Bến Tre . 10
    3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương . 11
    3.2.1 Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục: . 11
    3.2.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô . 11
    3.2.2.1 Chính sách tài khóa: 11
    3.2.2.2 Chiến lược phát triển ngành dừa . 13
    3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp 14
    3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật 14
    3.3.1.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất . 14
    3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp 18
    3.3.1.3 Các điều kiện yếu tố nhu cầu 20
    3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan 25
    3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành 31
    3.3.3 Độ tinh thông trong chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp . 33
    Chương 4 35
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    . 35
    4.1. Kết luận . 35
    4.2. Khuyến nghị 35
    4.2.1. Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có ở giai đoạn trồng dừa 35
    4.2.2. Tổ chức sản xuất hợp lý, cắt giảm chi phí trung gian . 36
    4.2.3. Cân bằng lợi ích giữa việc xuất khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước . 37
    4.2.4. Chú trọng hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường 38
    4.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa các ngành hỗ trợ và có liên quan 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
    PHỤ LỤC . 43
    Phụ lục 1.1. Bảng chiết tính chi phí/lợi ích một số cây trồng phổ biến tại Bến Tre 43
    Phụ lục 1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thương nhân Trung Quốc . 45
    Phụ lục 3.1. Cơ cấu thu – chi ngân sách địa phương . 47
    Phụ lục 3.2. Bảng so sánh chất lượng dừa trái của Việt Nam với các nước 48
    Phụ lục 3.3. Danh sách các cơ quan, hiệp hội, cơ sở nghiên cứu ngành dừa ở các nước 48
    Phụ lục 3.4. Diễn biến giá dừa trái và cơm dừa sấy, giai đoạn 2009-2011 50
    Phụ lục 3.5. Các nước sản xuất chỉ xơ dừa hàng đầu thế giới . 51
    Phụ lục 3.6. Chuỗi sản phẩm dừa ở một số quốc gia . 52
    Phụ lục 3.7. Mười quốc gia tiêu thụ dừa hàng đầu thế giới . 56
    Phụ lục 3.8. Một số đề tài nghiên cứu về cây dừa do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre
    quản lý, giai đoạn 2004-2011 . 56
    Phụ lục 3.9. Biến động về số lượng doanh nghiệp trong ngành dừa 57
    Phụ lục 3.10. Vốn đầu tư của ngành chế biến dừa, giai đoạn 2001 – 2005 và 2009 . 57
    Phụ lục 4.1. Ước tính năng lực tiêu thụ dừa nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến
    dừa tại Bến Tre năm 2011 58
    Phụ lục 4.2. Danh sách các cá nhân trả lời phỏng vấn. 59

    GIỚI THIỆU
    1.1 Bối cảnh nghiên cứu

    Bến Tre là một tỉnh chậm phát triển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
    nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn ở mức cao.
    Động lực phát triển được xác định chủ yếu là do sự gia tăng của các nhóm hàng xuất khẩu,
    mà chủ yếu là các sản phẩm từ dừa và thủy sản (Hình vẽ 1.1). Trong đó, các sản phẩm từ
    dừa được phát triển đa dạng với hơn 40 mặt hàng và xuất khẩu sang 80 quốc gia trên thế
    giới (Cẩm Trúc, 2010).
    Theo IPC (2012), Bến Tre có 52.463 ha dừa, chiếm 61,8% diện tích đất trồng cây lâu năm
    của tỉnh và chiếm khoảng 37% diện tích dừa của cả nước (hơn 140 nghìn ha), nhưng chỉ
    xấp xỉ 1% diện tích dừa thế giới. Tuy vậy, theo đánh giá của các quốc gia thành viên Hiệp
    hội dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC), “giá trị sử dụng và giá trị tăng thêm của dừa
    Việt Nam tương đương với 1 triệu ha” (Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2012); còn theo tính toán của
    Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Bến Tre thì trồng dừa chuyên canh
    có chi phí thấp nhất (do ít tốn công chăm sóc), nhưng hiệu quả lại đứng hàng thứ 4 (nếu
    trồng xen cacao thì đứng thứ nhất) trong số 9 hình thức canh tác cây trồng phổ biến hiện
    nay là bưởi, nhãn, lúa, mía, (Phụ lục 1.1); vì ít tốn công chăm sóc nên cây dừa ngày
    càng giữ vị trí quan trọng bởi tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay. Mặt khác,
    do đặc điểm tự nhiên, đa số vùng đất của Bến Tre bị hạn và nhiễm mặn trong mùa khô
    (Hình vẽ 1.2) nên các loại cây trồng khác khó có thể thích nghi và cây dừa cũng được tỉnh
    chọn làm cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu vì những khả năng chịu mặn, ngập lụt
    của nó.
    Các nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, khi cacao, bưởi được trồng xen trong vườn dừa Bến
    Tre thì năng suất rất cao và nhất là chất lượng của chúng luôn đứng hàng “đặc biệt”, tạo
    nên sự ngạc nhiên thú vị từ giới nghiên cứu đến người nông dân. Điều này lại càng khẳng
    định vai trò quan trọng của cây dừa trong nền nông nghiệp hiện đại.
    Nhu cầu nguyên liệu dừa ngày càng tăng cao bởi việc sử dụng để chế biến ra các sản phẩm
    có tiềm năng tiêu thụ lớn như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, hóa chất nhất là khi
    hàng loạt công dụng kỳ diệu của dừa được công bố, ví dụ khả năng đề kháng được virus
    HIV (ACIAR, 2005 và Ranweera, 2007).
    Nhận thức được vai trò to lớn của cây dừa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
    trong thời gian qua, Bến Tre đã có sự đầu tư phát triển cho ngành dừa nhưng chủ yếu chỉ
    dừng lại ở kỹ thuật canh tác, chế biến và gia tăng sản lượng. Chưa có nhiều nghiên cứu về
    sản phẩm sau thu hoạch và thị trường, nhất là chưa có nghiên cứu tổng thể về cụm ngành,
    năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành dừa. Từ đó chưa xác định được vị thế của cụm ngành
    dừa Bến Tre trong bối cảnh cạnh tranh với ngành dừa của các nước khác.
    Bên cạnh đó, thương nhân Trung Quốc tham gia ào ạt vào quá trình thu mua dừa nguyên
    liệu đã gây khó khăn cho hoạt động chế biến các sản phẩm dừa của doanh nghiệp trong
    nước; thị trường dừa thế giới thường xuyên biến động; từ đó bộc lộ sự yếu kém của ngành
    dừa Bến Tre đòi hỏi cần phải có sự đánh giá về NLCT và vai trò của nhà nước đối với sự
    phát triển của ngành.
    Mặt khác, dù đóng góp vào nền kinh tế khá lớn nhưng giá trị gia tăng của đa số sản phẩm
    dừa còn thấp do yếu kém về trình độ công nghệ; năng suất sản xuất của ngành thấp, chi phí
    trung gian chiếm tỷ lệ lớn; các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm dừa chưa có sự liên
    kết chặt chẽ mà hoạt động theo hướng tự phát; chính quyền địa phương chưa có nhận thức
    về tầm quan trọng của cụm ngành, từ đó chưa phát huy vai trò điều phối của mình để có
    thể triển khai các nguồn lực với năng suất và chất lượng cao. Do vậy đòi hỏi cần phải có
    chiến lược tổ chức theo mô hình cụm ngành để phát huy hơn nữa NLCT của ngành kinh tế
    chủ lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường thế giới, đồng thời mang lại sự
    thịnh vượng cho ngành dừa Bến Tre.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh toàn cầu. Cụ
    thể sẽ đi vào phân tích các điều kiện tự nhiên, NLCT cấp độ địa phương và cấp độ doanh
    nghiệp. Từ đó xác định những lợi thế và bất cập trong sự phát triển của cụm ngành, đồng
    thời đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm góp phần phát triển đồng bộ cụm ngành,
    nâng cao năng suất, NLCT, giúp tạo được vị thế và uy tín cho thương hiệu dừa Bến Tre.
    Ngoài ra, đề tài cũng có đánh giá khách quan về vai trò của thương nhân Trung Quốc trong
    quá trình tham gia vào cụm ngành dừa tại địa phương này tại phần Phụ lục 1.2.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    - Những nhân tố nào cản trở năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre?
    - Nhà nước và các bên liên quan cần làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
    ngành dừa Bến Tre?
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành dừa Bến Tre,
    áp dụng mô hình lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter.
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các hoạt động sản xuất, chiến lược kinh
    doanh của các doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương, mối liên hệ giữa
    các tác nhân có ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành dừa. Sau đó, đề tài mở rộng so sánh
    với các nước có trình độ phát triển và có thế mạnh trong từng sản phẩm dừa như
    Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan để làm nổi bật sự định vị của cụm ngành dừa
    Bến Tre trong môi trường thế giới.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    1.5.1 Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài thực hiện phương pháp định tính, dựa trên khung lý thuyết do TS. Vũ Thành Tự
    Anh phát triển linh hoạt từ khung lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter cho phù hợp
    với điều kiện, bối cảnh ở Việt Nam.
    Sau đó phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, lãnh đạo các cơ
    quan chuyên môn cấp tỉnh và một số doanh nghiệp điển hình để đánh giá thực trạng cũng
    như đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.
    Ngoài ra đề tài dự kiến sẽ sử dụng một số tình huống để minh họa và rút ra bài học kinh
    nghiệm cho vấn đề cần giải quyết.
    1.5.2 Nguồn thông tin
    - Nguồn thông tin được khai thác chủ yếu từ số liệu sơ cấp của đề tài “Phân tích chuỗi giá
    trị dừa Bến Tre” (2011) do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nghiên cứu với số lượng mẫu như
    sau: 120 hộ nông dân, 20 cơ sở thương lái trung gian, 10 cơ sở thu gom sơ chế dừa trái, 05
    cơ sở than thiêu kết, 10 cơ sở sơ chế xơ dừa mụn dừa, 03 cơ sở chế biến thạch dừa, 02 cơ
    sở chế biến kẹo dừa, 01 cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa và 05 nhà máy chế
    biến các sản phẩm dừa xuất khẩu (chủ yếu từ cơm dừa).
    - Ngoài ra, nguồn thông tin cũng được tập hợp từ số liệu trong các báo cáo của UBND tỉnh
    Bến Tre, Niên giám Thống kê, Sở Công Thương (CT), Sở Khoa học và Công nghệ
    (KH&CN), Sở NN&PTNT, Hiệp hội dừa Bến Tre và đặc biệt là số liệu của Hiệp hội dừa
    Châu Á – Thái Bình Dương (APCC).
    - Thông tin từ các nghiên cứu trước của tổ chức Prosperity Initiative năm 2008 và 2009 và
    từ các đề tài, sách báo, tạp chí khác.
    - Phỏng vấn 01 chuyên gia, 01 phó chủ tịch Hiệp hội, 02 đại diện cơ quan quản lý và 07
    Giám đốc doanh nghiệp điển hình trên địa bàn.
    1.6 Cấu trúc của nghiên cứu
    Chương 1. Giới thiệu
    Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
    Chương 3. Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre
    Chương 4. Kết luận và Khuyến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...