Thạc Sĩ Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi Thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi, KTTN một lần nữa khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế quốc dân. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam.
    Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do vậy vai trò của khu vực KTTN đang được chú trọng rất nghiêm túc và đúng đắn.
    Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, đã phát triển rộng khắp trong cả nước đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước”.
    Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, còn nhiều rào cản hạn chế sự phát triển và hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế này.
    Để tạo điều kiện cho KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó cần phải có nhận thức đúng, cũng như có đánh giá đúng về những đóng góp của khu vực KTTN với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp.
    Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích KTTN trên phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân cụ thể và những rào cản cản trở sự phát triển của khu vự kinh tế tư nhân, qua đó có thể đưa ra các giải pháp cũng như phương hướng giúp thành phần kinh tế này có sự phát triển đúng hướng đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế đất nước.
    Đề tài có kết cấu ba chương:
    Chương1: Những vấn đề chung về KTTN
    Chương2: Thực trạng phát triển KTTN ở Việt Nam.
    Chương3: Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển KTTN ở Việt Nam.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 2
    1. 1. Khái niệm và đặc điểm: 2
    1.1.1 Khái niệm: 3
    1.1.2 Đặc Điểm: 3
    1.2.Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. 3
    1. 3 Kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số quốc gia: 3
    1. 3. 1 phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước: 3
    1.3.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân cho Việt Nam: 3
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 3
    2. 1. Quan điểm của Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân từ 1986 đến nay. 3
    2.2 Thực trạng kinh tế tư nhân ở việt nam từ đổi mới đến nay. 3
    2.2.1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay: 3
    2.2.2 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế quốc dân: 3
    2.2.2.1.Khu vực tư nhân tại nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động: 3
    2.2.2.2.Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào phát triển kinh tế – xã hội: 3
    2.2.2.3. Đóng góp quan trọng vào GDP, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội: 3
    2.2.2.4 kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường ,đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, 3
    2.3 Các khó khăn cản trở sự phát triển của khu vực KTTN: 3
    2.3.1. kinh tế tư nhân khó khăn trong tiếp cận vốn: 3
    2.3.2.Khó khăn trong tiếp cận nguồn nhân lực: 3
    2.3.3.Khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh: 3
    2.3.4.Khó khăn trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực: 3
    2.3.5. Khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ 52
    2.3.6. Một số khó khăn khác: 3
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 3
    3. 1. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong bối cảnh mới. 3
    3. 1. 1. Bối cảnh kinh tế mới: 3
    3. 1. 2. Quan điểm định hướng Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân: 3
    3. 2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới. 3
    3. 2. 1. Về phía Nhà Nước: 3
    3. 2. 2. Về phía doanh nghiệp: 3
    KẾT LUẬN 3
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...