Thạc Sĩ Chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    Chương I
    GIỚI THIỆU


    Bối cảnh nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, việc thanh tra của Sở Giáo dục và
    Đào tạo Thanh Hóa đã có những thay đổi đáng kể. Ví dụ, Sở đã chỉ
    đạo các cơ sở giáo dục để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo
    dục. Công tác thanh tra đã xác định các mục tiêu và trách nhiệm của
    Sở nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó tăng cường
    chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng của hoạt động thanh tra
    trong tất cả các trường trung học nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh
    tra còn chưa đáng tin cậy. Ví dụ, có những thanh tra viên và nhân viên
    đoàn thanh tra chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ của
    mình. Để khắc phục những hạn chế và đáp ứng các yêu cầu của hoạt
    động thanh tra trong tương lai, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cần
    phải tăng số lượng thanh tra viên, đặc biệt là các nhân viên đoàn thanh
    viên có năng lực để thay đổi việc quản lý hoạt động thanh tra. Để làm
    được điều này, tỉnh Thanh Hoá cần phải thực hiện các biện pháp phù
    hợp để đẩy mạnh hoạt động thanh tra, từ đó nâng cao chất lượng của tất
    cả các trường trung học một cách ổn định trong dài hạn.
    Hơn thế nữa, rất nhiều nghiên cứu ở bậc tiến sĩ Quản lý giáo dục
    đề cập đến hoạt động thanh tra giáo dục trong các khóa thanh tra đào
    tạo đã được tiến hành với trọng tâm là hoạt động thanh tra, thanh tra
    và cung cấp thêm kiến thức cho các nhân viên thanh tra. Những đề tài
    và bài viết nói trên đã đặc biệt tập trung vào các vấn đề điển hình của
    công tác thanh tra, nhưng các khía cạnh cốt lõi của công tác thanh tra
    là việc thanh tra giáo viên, trường học và các chiến lược quản lý công
    tác thanh tra, và các tài liệu có giá trị và hữu ích khác. Tuy nhiên,
    chưa có tài liệu nào trong số đó thảo luận các chi tiết và tiến hành
    nghiên cứu cụ thể về cách làm thế nào để đào tạo và phát triển nhân
    viên thanh tra trên cơ sở hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và nền
    giáo dục của Thanh Hoá nói riêng. Xem xét vấn đề này, việc xây
    dựng và phát triển các nhân viên thanh tra là thực sự cần thiết, do vậy
    cần phải tiến hành một nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn các
    hoạt động thanh tra giáo dục ở Thanh Hóa, việc nghiên cứu đề tài này
    là hoạt động cấp thiết để đóng góp lên ý tưởng và chiến lược nhằm
    phát triển các kỹ năng của thanh tra viên, trang bị đủ lượng thời gian
    cho hoạt động thanh tra, thiết lập một cấu trúc thống nhất, có kỹ năng
    chuyên môn và đạt được những kiến thức cần thiết theo tiêu chuẩn
    quốc tế, đóng góp tích cực vào việc cải thiện công tác quản lý giáo
    dục nói chung và hoạt động giáo dục và đào tạo tại Thanh Hóa nói
    riêng.
    Dựa trên việc nghiên cứu lý luận và đánh giá tình hình thực tế
    của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong tỉnh Thanh Hóa, người
    nghiên cứu đề xuất một số biện pháp để xây dựng và phát triển đội
    ngũ thanh tra viên chuyên nghiệp nhằm tăng cường hoạt động thanh
    tra chuyên nghiệp, từ đó góp phần nâng cao công tác quản lý giáo dục
    cũng như chất lượng dạy và học ở tất cả trường học các cấp trong tỉnh
    Thanh Hóa.
    Vì những lý do trên, người nghiên cứu đã chọn chủ đề: "Chiến
    lược nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục tại tỉnh Thanh
    Hóa."
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm ra điểm mạnh và
    điểm yếu của chất lượng giáo dục đào tạo của tất cả trường học các
    cấp trong tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2012-2013, và sau đó đưa ra
    các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục.
    Cụ thể, nghiên cứu đã cho thấy:
    1. Xác định các cấp độ của hoạt động thanh tra giáo dục gồm: Thanh
    tra chuyên ngành, Thanh tra quản lý, Quản lý khiếu nại;
    2. Tìm hiểu chất lượng giáo dục của các trường được điều tra để xác
    định: Trình độ chuyên môn của giáo viên, Kết quả học tập của học
    sinh.
    3. Xác định việc thanh tra giáo dục giữa các trường có tồn tại sự khác
    biệt đáng kể hay không, theo các cấp độ: Thanh tra chuyên ngành,
    Thanh tra quản lý, Quản lý khiếu nại;
    4. Thiết lập sự liên hệ giữa trình độ chuyên môn của giáo viên và hoạt
    động thanh tra giáo dục.
    5. Làm rõ mối quan hệ giữa kết quả học tập của học sinh và hoạt
    động thanh tra giáo dục; và từ đó
    6. Đề xuất một chương trình thanh tra giúp cải thiện các hoạt động
    thanh tra giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...