Chuyên Đề Chiến lược mua sắm tối ưu-Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội địa hóa là một trong những yếu tố cốt yếu nằm trong chiến lược kinh doanh của các công

    ty đa quốc gia (MNCs). Các công ty Nhật Bản đang họat động tại Việt Nam là một ví dụ cụ

    thể. Để cạnh tranh trong bối cảnh tòan cầu hóa và liên kết khu vực, việc kết hợp một cách

    khôn khéo các bộ phận cấu thành của sản phẩm sản xuất từ các địa điểm khác nhau, đặc biệt

    là khu vực Đông Á sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc áp đặt tỷ lệ nội địa hóa 100%.

    Chiến lược mua sắm tối ưu cần hài hòa các các mục tiêu có tính cạnh tranh như sự phù hợp

    về mẫu mã sản phẩm với thiết kế ban đầu, giảm chi phí và rút ngắn thời gian giữa nhận đơn

    đặt hàng và giao hàng. Các yếu tố quyết định việc sản xuất các linh kiện, phụ tùng trong

    nước hay nhập khẩu bao gồm kích cỡ và đặc điểm của sản phẩm. Các công ty nhằm vào thị

    trường nội địa thường có mong muốn nội địa hóa nhiều hơn so với các công ty hướng vào

    xuất khẩu. Tuy nhiên, các công ty hướng vào xuất khẩu cũng có động cơ nội địa hóa một số

    các phụ kiện bằng nhựa, hay kim lọai. Những phụ kiện này thường được xem là đơn giản, ít

    đòi hỏi công nghệ cao. Song điều này không hòan tòan đúng. Có thể xem các thiết bị đó như

    là sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ mà các công ty có vốn đầu tư nước ngòai (FDI)

    rất mong đợi, song hiện tại chưa có bất cứ nước nào thuộc khu vực ASEAN có thể cung cấp

    một cách hiệu quả. Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần phải hiểu một

    cách thấu đáo và đáp ứng được các đòi hỏi của các nhà sản xuất nước ngòai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...