Tiểu Luận Chiến lược mở cửa nền kinh tế Trung Quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CHIẾN LƯỢC MỞ CỬA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
    Lời mở đầu


    Trung Quốc từ lâu đã được biết đến là một trong những nước có nền văn hóa đồ sộ và lâu đời nhất thế giới. Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ. Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc là một nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.Song trong gần 30 năm qua, cùng với công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Nền kinh tế Trung Quốc đã dần chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá cứng nhắc trước đây sang một thể chế kinh tế thị trường có điều tiết. Thực lực kinh tế nhà nước vẫn được tăng cường, bản chất và định hướng XHCN được giữ vững. Sự phát triển kinh tế ở quốc gia đông dân nhất thế giới này còn là điều bí ẩn đối với không ít trường phái kinh tế học phương Tây. Dựa trên cơ sở tổng hợp tài liệu liên quan, chúng em xin viết về ”Chiến lược mở cửa nền kinh tế Trung Quốc”, và đôi nét thành tựu đạt được cũng như những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc .I.Những lợi thế và bất lợi của đất nước Trung Quốc


    1.Lợi thế:
    Trung Quốc với diện tích 9.596.960 km2 là nước rộng thứ tư thế giới. Ngày nay, với số dân là 1,3 tỉ người, trong đó lực lượng lao động là 803,3 triệu người, Trung Quốc trở thành ”Đại công xưởng” của thế giới và cũng là một thị trường tiêu thụ khổng lồ. Nhờ có lượng cung và cầu lớn trong nước, Trung Quốc có thể dễ dàng đạt được việc “tiết kiệm chi phí sản xuất” đối với sản xuất kinh tế. Những ưu điểm của việc “tiết kiệm chi phí sản xuất” sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ và gia tăng hiệu quả quản lý nguyên liệu, do đó sẽ làm hạ thấp chi phí sản xuất tại Trung Quốc cũng như tăng thêm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước này.


    Với tầng lớp trung lưu (thu nhập từ 11.000USD/năm trở lên) ước khoảng 100 -150 triệu người, Trung Quốc đang là thị trường đầy sức hút của các hãng thời trang, may mặc và mỹ phẩm thế giới.
    Một lợi thế phát triển nữa của Trung Quốc là sự ổn định vững chắc của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong một thế giới toàn cầu hoá có độ bất định cao và khó dự đoán. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc được Ngân hàng ABN AMRO coi là "thiên đường an toàn" của các nhà đầu tư hiện nay. Trong khi thế giới nói chung trở nên rất dễ bị tổn thương, còn các nền kinh tế trong khu vực tỏ ra không đủ sức đương đầu với sóng gió suy thoái kinh tế từ nước Mỹ, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn đứng vững và gia tăng sức hấp dẫn của mình.


    Mục lục


    Lời mở đầu 1
    I.Những lợi thế và bất lợi của đất nước Trung Quốc 2
    II.Mục tiêu của mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc 3
    III.Đôi nét về Thành tựu đạt được và những khó khăn thách thức đối với Trung Quốc 7
    Kết luận 9


    Tài liệu tham khảo 10
     
Đang tải...