Thạc Sĩ Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng công ty cao su Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa.
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt.
    Danh mục các biểu bảng.
    Danh mục các hình vẽ.
    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢCMARKETING XUẤT KHẨU
    1. MARKETING XUẤT KHẨU
    1.1 Marketing là gì ?
    1.1.2. Marketing xuất khẩu là gì ?
    1.2. CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU
    1.2.1. Khái niệm về chiến lược Marketing
    1.2.2 Chiến lược Marketing xuất khẩu
    1.3 QUY TRÌNH CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU
    1.3.1 Phân tích môi trường Marketing xuất khẩu
    1.3.2 Phân tích khả năng xuất khẩu
    1.3.3 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu :
    1.3.4 Phát triển thị trường xuất khẩu mục tiêu
    1.3.5 Lựa chọn phương thức xâm nhập cho thị trường xuất khẩu
    1.3.6 Xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu hỗn hợp

    CHƯƠNG II CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT
    NAM
    2.1.1 Vài nét về ngành cao su Việt Nam
    2.1.2. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của TCTCSVN
    2.1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên giai đoạn
    từ năm 1998 đến năm 2003
    2.1.4 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCTCSVN năm
    2003
    2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ GIÁ CẢ CAO SU
    THIÊN NHIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
    2.2.1. Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới
    2.2.2. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới
    2.2.3 Tình hình giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới trong
    thời gian qua
    2.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG MARKETING
    XUẤT KHẪU SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN.
    2.3.1. Môi trường vĩ mô
    2.3.2. Môi trường vi mô
    2.4. TỔNG KẾT SWOT CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN
    PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU
    VIỆT NAM
    2.4.1. Điểm mạnh
    2.4.2 Điểm yếu
    2.4.3. Cơ hội
    2.4.4 Nguy cơ
    2.5. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG, CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC
    TIÊU, ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
    2.5.1 Phân khúc thị trường
    2.5.2 Chọn thị trường mục tiêu
    2.5.3 Khách hàng mục tiêu
    2.5.4 Định vị sản phẩm
    2.5.5. Xây dựng thương hiệu

    2.6. CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU CHO SẢN
    PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN
    2 6.1. Chiến lược sản phẩm cao su thiên nhiên xuất khẩu
    2.6.2. Chiến lược giá cho sản phẩm cao su thiên nhiên xuất khẩu
    2.6.3. Chiến lược phân phối sản phẩm cao su xuất khẩu
    2.6.4. Chiến lược xúc tiến

    CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN
    3. 1 . GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
    3.1. 1. Phát triển các thị trường hiện tại:
    3.1.2. Thâm nhập và mở rộng thị trường
    3. 2. GIẢI PHÁP VỀ MARKETING MIX
    3.2.1 Giải pháp về sản phẩm
    3.2.2 Giải pháp về giá
    3.2.3. Giải pháp về phân phối
    3.2.4. Giải pháp về xúc tiến chiêu thị
    3.3. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN
    MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM
    3.3.1. Thực trạng bộ phận Marketing hiện nay:
    3.3.2. Giải pháp tổ chức bộ phận Marketing:
    3.3.3. Cơ cấu phòng Marketing
    3.3.4 Nhiệm vụ của phòng Marketing
    3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
    3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
    3.4.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty cao su Việt Nam
    3.4.3. Kiến nghị đối với các công ty thành viên

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cần thiết của đề tài:
    Marketing là một hoạt động không những cần thiết mà còn đóng vai trò quyết
    định cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Ngày nay ở các nước
    phát triển và đang phát triển các nhà kinh doanh luôn đặt hoạt động marketing
    giữ vai trò trung tâm trong công ty. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau các
    doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam nói chung và Tổng công ty Cao Su Việt
    Nam (TCTCSVN) nói riêng, hoạt động Marketing vẫn chưa được nhận thức
    đầy đủ và quan tâm đúng mức.
    Ở Việt Nam, cây cao su có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nền kinh
    tế quốc dân mà nó còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội. Mỗi nông trường cao
    su là một xã hội thu nhỏ với trường học, nhà thờ, chùa, bệnh viện, chợ Không
    những giải quyết việc làm cho một lượng lớn dân cư, giúp họ và gia đình ổn
    định cuộc sống mà còn mang ý nghĩa an ninh quốc phòng ở các vùng sâu vùng
    xa như vùng Núi, Tây Nguyên. Ngoài ra những rừng cao su bạt ngàn còn giúp
    bảo vệ môi trường, giữ đất chống sói mòn, lũ lụt
    Trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, những ngành thâm dụng lao
    động đang bị thu hẹp lại ở mức tối thiểu nhưng đặc điểm của ngành cao su, đặc
    biệt là cao su thiên nhiên thì vẫn phải sử dụng một lực lượng lao động thủ công
    rất lớn. Những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới như Thái Lan,
    Indonesia, Malaysia, Aán độ đang có xu hướng thu hẹp diện tích. Ở những
    quốc gia này các đồn điền cao su thường phân tán, chủ yếu do các công ty tư
    nhân nắm giữ. Khả năng tập trung để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại có hạn
    chế, giá cả lao động bình quân lại cao nên cạnh tranh về giá trong tương lai
    ngày càng kém. Trong khi đó, ngành cao su Việt Nam đang trên đà phát triển.
    TCTCSVN đầu tư mở rộng diện tích cây trồng, tốc độ đầu tư năm 2003 so với
    năm 2002 tăng 17,3%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của cả tổng công ty đạt
    33,5%. Giá cao su trên thị trường thế giới trong năm 2002 và 2003 tăng cao
    dẫn đến một số công ty thành viên đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn
    50%.
    Từ thực tế trên, ngành cao su Việt Nam đang có lợi thế lớn trong cạnh tranh
    trên thị trường thế giới. Trong những năm vừa qua, các công ty thành viên đã
    có nhiều nỗ lực trong công tác mở rộng thị trường như: mở các văn phòng đại
    diện ở nước ngoài, tham gia hội chợ, hội thảo về cao su; tiếp xúc trực tiếp với
    các tập đoàn, công ty tiêu thụ cao su nguyên liệu Việt Nam được xếp thứ 5
    trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới. Tuy nhiên,
    nhìn chung do kinh nghiệm trong marketing quốc tế còn yếu, năng lực tài chính
    hạn chế và các công ty thành viên chưa phối hợp tốt để có một chiến lược
    marketing cho toàn Ngành nên hiện nay công tác Marketing xuất khẩu cao su
    của Tổng Công Ty Cao Su còn rất yếu kém.
    Vì những lý do trên một nhu cầu bức xúc là cần có một chiến lược Marketing
    cho toàn Ngành cao su Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác xuất
    khẩu cao su. Làm được điều này sẽ giúp cho các công ty thành viên thuận lợi
    trong mở rộng thị trường, tiếp cận trực tiếp được các công ty sử dụng nguyên
    liệu cao su hàng đầu trên thế giới, hạn chế phải xuất bán cho những công ty
    thương mại trung gian. Vì vậy, Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam cần phát huy
    thế mạnh đầu tàu, làm đầu mối tiếp cận với hiệp hội cao su thế giới, tăng
    cường giới thiệu sản phẩm cao su Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và
    chất lượng, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ cuối cùng ngày càng
    nhiều hơn
    Từ những nhận định trên, tác giả chọn đề tài : Chiến lược Marketing xuất khẩu
    sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng công ty cao su Việt Nam.

    2. Mục đích của đề tài:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng các lý thuyết về Marketing hiện
    đại tìm hiểu công tác Marketing xuất khẩu của TCTCSVN và một số công ty
    thành viên tiêu biểu. Trên lý luận và thực tiễn Marketing có được đánh giá
    khách quan từ đó đưa ra một số giải pháp xây dựng chiến lược Marketing xuất
    khẩu cho sản phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN .
    Trong phạm vi đề tài những vấn đề nghiên cứu đặt ra như sau:
    ¾ Tóm tắt các kiến thức cơ bản về Marketing xuất khẩu, vị trí của ngành cao
    su trong nền kinh tế.
    ¾ Phân tích, đánh giá thực trạng Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên
    nhiên của TCTCSVN
    ¾ Định hướng chiến lược cho hoạt động Marketing xuất khẩu sản phẩm cao
    su thiên nhiên của TCTCSVN .
    ¾ Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng chiến lược
    Marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thiên nhiên.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là tình hình Marketing xuất khẩu sản phẩm cao su
    thiên nhiên của TCTCSVN nói chung và thực trạng Marketing tại các công
    ty cao su thành viên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Một số nội dung chủ yếu nhất của Lý luận
    Marketing; nghiên cứu tài liệu và xem xét thực trạng Marketing xuất khẩu sản
    phẩm cao su thiên nhiên của TCTCSVN; khảo sát tình hình Marketing tại các
    CTCS thành viên từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của
    TCTCSVN .
    Luận văn này sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp thống kê,
    nghiên cứu là chủ yếu, , đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích và
    phương pháp tổng hợp. Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp.

    4. Kết cấu của luận văn:

    ¾ Chương 1 : Tổng quan lý thuyết chiến lược Marketing xuất khẩu

    ¾ Chương II : Chiến lược Marketing xuất khẩu cho sản phẩm cao su thiên
    nhiên của Tổng công ty cao su Việt Nam

    ¾ Chương III : Giải pháp và kiến nghị về chiến lược marketing xuất khẩu cho
    sản phẩm cao su thiên nhiên

    Để làm cơ sở cho việc phân tích, đề tài sử dụng số liệu tổng hợp chủ yếu
    từ Tổng CTCSVN, kết hợp số liệu cụ thể của các công ty cao su tiêu biểu là
    Cao su Dầu Tiếng, Đồng Nai, Đồng Phú, Lộc Ninh, Ngoài ra còn tham khảo
    thêm một số dữ liệu của các Website chuyên ngành cao su của thế giới và số
    liệu của Tổng Cục Thống kê, Bộ Thương mại, Bộ Nông Nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...