Luận Văn Chiến lược Marketing về chính sách sản phẩm của Công ty nam Hà

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chiến lược Marketing về chính sách sản phẩm của Công ty nam Hà

    Đặt Vấn Đề
    Là doanh nghiệp dược các Công ty không những phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn như kịp thời, chất lượng mà còn phải mở rộng sản xuất phát triển khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Xã hội phát triển đời sống của nhân dân được nâng cao đã ảnh hưởng tới nhu cầu dùng thuốc của nhân dân điều này mang đến những cơ hội và cả những thách thức cho doanh nghiệp dược phẩm. Để có thế cạnh tranh có hiệu quả, các Công ty phải phát triển mạnh các chiến lược Marketing bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và đẩy mạnh bán hàng.
    Với chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc Công ty Cổ Phần Dược phẩm Nam Hà là tiền thân của doanh nghiệp Dược Nhà nước đã không ngừng đổi mới và phát triển, không chỉ có đường lối kinh doanh và hướng đầu tư phù hợp với thị trường mà còn vận dụng một cách sáng tạo các lý thuyết về Marketing chung và Marketing dược để đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp và kịp thời. Trong đó chính sách về sản phẩm là chính sách nổi trội của Công ty.

    Phần 1.Tổng Quan
    Việc thành công hay thất bại trong kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc DN có chọn được mặt hàng đáp ứng được với nhu cầu của thị trường và phù hợp với đặc điểm của DN hay không? Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà đã cố gắng vận dụng các lý thuyết về chính sách sản phẩm của Marketing chung và Marketing dược để xây dựng một chính sách sản phẩm phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Công ty nhằm phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chính sách sản phẩm nổi trội của Công ty:
    - Chính sách về phát triển doanh mục sản phẩm mới.
    - Chính sách về kiểu dáng mẫu mã.
    - Chiến sách phân biệt đầu tư .
    - Chính sách về chất lượng sản phẩm và công nghệ.
    Công ty đưa ra thị trường một danh mục thuốc với nhiều nhóm, nhiều chủng loại trong đó có nhiều mặt hàng thông thường để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và làm phong phú danh mục sản phẩm. Tuy nhiên vẫn tập trung đầu tư và phát triển các mặt hàng một cách chọn lọc đặc biệt đầu tư vào các mặt hàng chủ chốt. Việc điều chỉnh cơ cấu mặt hàng theo xã hội, giảm dần các loại thuốc có giá trị thấp tăng thuốc có giá trị cao phù hợp với nhu cầu của thị trường đã tạo nên sức cạnh tranh của Công ty với các cơ sở sản xuất khác. Để thu hút được người tiêu dùng thì cần có sự khác biệt và nổi trội hơn so với các sản phẩm đã có trên thị trường. Vì vậy Công ty đầu tư nhiều vào công tác nghiên cứu tạo sản phẩm mới. Mỗi năm Công ty đăng ký trên 20 mặt hàng mới độc đáo về hình thức, đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó việc tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc được Công ty chú trọng , thể hiên bằng những sản phẩm được phối hợp nhiều thành phần dược chất chứ không dùng một dược chất đơn thuần. Công ty còn phát triển nhóm thuốc đông dược phù hợp với thị hiếu của khách hàng do xu hướng quay về sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu và cũng không đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp do đó Công ty có chiến lược hướng sự phát triển tới nhóm thuốc này. Công ty còn đầu tư máy móc mới hiện đại trong công đoạn đóng gói để thay đổi kiểu dáng mẫu mã, tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng. Việc bảo hộ sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm của Công ty cũng được chú ý. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm, chất lượng tốt thì mới tạo uy tín lâu dài vì thế Công ty chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP và phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP vào cuối năm 2001. Nhờ có sự đầu tư vào công nghệ và kiểm tra chất lượng nên sản phẩm của Công ty luôn có chất lượng tốt và được khách hàng tín nhiệm, doanh số của Công ty ngày càng tăng.

    Phần 2.Nội Dung
    Chiến lược Marketing về chính sách sản phẩm của Công ty nam Hà
    I. Chiến sách phát triển danh mục sản phẩm
    Danh mục sản phẩm của Công ty phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Công ty và mục tiêu của Công ty trên thị trường. Ngoài ra việc xây dựng chiến lược này còn phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân đầu người, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm khác Trên thực tế các DN Dược Việt Nam chưa chú ý đầy đủ đến việc lựa chọn sản phẩm để sản xuất cho phù hợp mà sản xuất theo kiểu “Họ có ta cũng có” dẫn đến việc cùng một mặt hàng nhưng hàng chục xí nghiệp sản xuất như viên nén Vitamin C, B1, B6, Paracetamol, Amoxcilin làm cạnh tranh trở lên gay gắt, hiệu quả kinh tế thấp.
    Vốn là Công ty nhỏ, ưu thế cạnh tranh không cao, nhận thấy đầu tư theo cách trên sẽ không mang lại hiệu quả nên Công ty tập trung phát triển mặt hàng chọn lọc. Công ty đầu tư vào công tác nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới. Trung bình mỗi năm Công ty đăng ký trên 20 mặt hàng mới. Công ty áp dụng nhiều biện pháp trong chính sách phát triển sản phẩm của Marketing chung và Marketing dược để xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp với đặc thù của Công ty.​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...