Tiểu Luận Chiến lược marketing tập đoàn l oréal

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN L’ORÉAL 4
    I. Tập đoàn L’Oréal 4
    II. Thương hiệu L’Oréal Paris. 6
    1. L’Oréal Paris: 6
    2. L’oreál tại Việt Nam: 7
    3. Sữa rữa mặt White Perfect của thương hiệu L’oréal Paris. 8
    III. Chiến lược Marketing. 9
    CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN SỐ 10
    “THÁI ĐỘ”. 10
    1. Lý thuyết:. 10
    2. Các nghiên cứu có trước về các phương pháp tạo lập và thay đổi thái độ. 10
    3. Nghiên cứu về nhu cầu cũng như thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm sữa rửa măt 14
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 15
    I. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 15
    II. Phương pháp nghiên cứu sơ cấp: 15
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING ÁP DỤNG 16
    I. Vị trí của sữa rửa mặt White Perfec của L’Oreál Paris trong lòng khách hàng. 16
    1. So với các đối thủ cạnh tranh. 16
    2. Sản phẩm White Perfect của L’Oreal trong tâm trí người tiêu dùng. 17
    III. Thái độ của khách hàng đối với nguồn thông tin. 20
    IV. Thái độ của khách hàng đối với hệ thống phân phối 23
    V. Thái độ của khách hàng đối với giá cả. 24
    KẾT LUẬN 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
    PHỤ LỤC 29


    LỜI MỞ ĐẦU
    Thị trường mỹ phẩm thế giới đã và đang là một thị trường mang lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Mức sống của người dân trên toàn thế giới, ở những nước phát triển lẫn những nước có nền kinh tế mới nổi và cũng không ngoại trừ Việt Nam đang dần được nâng cao. Họ quan tâm nhiều hơn về sắc đẹp lẫn hình ảnh bên ngoài và sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để được thỏa mãn điều đó. Theo thống kê của Bộ phận Đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, trong năm 2012 vừa qua, người tiêu dùng chi tiền cho mỹ phẩm bình quân khoảng 4 USD/người/năm và đang có đà tăng, báo cáo của Nielsen nhấn mạnh “thị trường Việt Nam vẫn rất tiềm năng đối với các nhà sản xuất”. Nắm bắt được tình hình đó, các cạnh tranh của những công ty trong ngành và những đối thủ tiềm tàng ngày càng gay gắt. Bà Melisa Quijano, Chủ tịch Điều hành Nu Skin Khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: “Với dân số gần 90 triệu người, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhu cầu lớn về các sản phẩm trắng da cũng như chống lão hóa cao cấp. Do vậy, việc Nu Skin đến Việt Nam vào thời điểm này thật sự là hoàn hảo”. Ông Didier Villanueva, Tổng giám đốc Công ty L’Oreal Việt Nam, cho rằng, mặc dù tình hình kinh tế hiện tại có khó khăn nhưng thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh, trên 10%/năm. Trên tình hình chung là như vậy, thắc mắc không biết là cách thức kinh doanh, các chính sách quảng cáo, marketing, hay các chiến lược dài hạn, sứ mệnh, viễn cảnh của một thương hiệu cụ thể như thế nào để khách hàng nhận biết và chọn sản phẩm của họ thay vì chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, để đạt được những thành tựu to lớn như các tập đoàn hàng đầu hiện nay. Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như Ohui, Shiseido, Clarins . Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam nhưng 90% là nhập khẩu. Vì sao mỹ phẩm nhập khẩu lại chiếm thị phần ở Việt Nam lớn như vậy? Đây là câu hỏi khá thắc mắc, nhóm đã lựa chọn ngành mỹ phẩm để tìm hiểu. Nổi bật lên trong ngành mỹ phẩm này là L’Oréal, một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới với xuất xứ từ Pháp-kinh đô thời trang và mỹ phẩm với rất nhiều thành tựu nổi bật, thành công đáng khâm phục. Song, khi tự nhìn nhận một cách chủ quan, có thể thấy thương hiệu này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam mặc dù đã tấn công vào thị trường này năm 2008. Có thể do chính sách quảng cáo, cũng có thể là truyền thông chưa hợp lý, hay còn nhiều lý do khác nữa thì cái cuối cùng mà thương hiệu này phải nắm bắt được là thái độ, nhu cầu, văn hóa hay mong muốn của khách hàng. Mà trước hết cần xác định được Thái độ của khách hàng để từ đó có những quyết định Marketing hợp lý
    Do đó, đề tài “Nghiên cứu Thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa rửa mặt White Perfect của L’Oreál” được nhóm lựa chọn thực hiện với mong muốn làm sáng tỏ những thắc mắc, giúp L’Oréal hiểu rõ thêm về Thái độ của khách hàng nữ từ 18 đến 25 tuổi ở thị trường Việt Nam và nhu cầu về sữa rửa mặt của họ. Nhằm mục đích xem xét thái độ của người tiêu dùng hiện nay đang như thế nào? Ở mức độ nào? Cần phải đạt đến mức độ nào? Và những gì đang tác động đến thái độ hiện tại của họ. Tìm ra giải pháp để từ đó khắc phục những tồn tại mà người tiêu dùng không hài lòng về sản phẩm, thương hiệu cũng như về công ty, sáng tạo ra những giải pháp Marketing mới hợp lý thỏa mãn một cách tốt nhất mong muốn của khách hàng, đạt được tạo lập cũng như thay đổi được thái độ của khách hàng theo hướng tích cực, nhằm tạo hình ảnh tốt của công ty trong lòng khách hàng giữa rất nhiều đối thủ cạnh tranh và khách hàng sẽ chọn sản phẩm của mình thay vì chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
    Nhóm 3 xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, dạy dỗ của Cô trong môn học Hành vi người tiêu dùng để nhóm có cái nhìn toàn diện nhất về môn học và có thể hoàn thành tốt những bài tập của mình. Do kiến thức và hạn chế về nhiều mặt nên khó tránh khỏi những sai sót, nhóm xin nhận được sự nhận xét và góp ý của Cô.
    Và đây cũng là LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI CỦA NHÓM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...