Thạc Sĩ Chiến lược marketing sản phẩm thuốc Biragan tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Bidiphar

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 23/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nếu như trong những năm đầu của thế kỷ XX, các doanh nghiệp
    thể hiện khẩu hiệu “Bán tất cả những gì mình có” thì chỉ sau 50 năm
    khẩu hiệu mà họ thực hiện là “Bán tất cả những gì mà thị trường
    cần”. Marketing đã tự khẳng định mình như là một khoa học hiện
    đại. Với lý luận cơ bản nhấn mạnh vào nhu cầu khách hàng,
    Marketing đã theo sát sự biến động của thị trường để đề ra các chính
    sách thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng và đồng thời thỏa mãn mục
    tiêu của doanh nghiệp.
    Công ty Cổ phần dược phẩm Bidiphar bắt đầu hoạt động sản
    xuất dược phẩm từ năm 1980, trải quá nhiều thăng trầm trong lịch sử
    phát triển, công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, học hỏi, tự hoàn
    thiện và đã trở thành một trong những đơn vị lớn trong ngành công
    nghiệp dược Việt Nam. Ngày nay, trước những đòi hỏi của thị
    trường về những sản phẩm chất lượng cao, số lượng lớn để phục vụ
    cho công tác điều trị bệnh, cũng như sự cạnh tranh gay gắt với các
    công ty dược trong và ngoài nước, Bidiphar cũng cần có chiến lược
    Marketing để phù hợp với mục tiêu của mình.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả xin chọn đề tài: "Chiến
    lược Marketing-Mix cho sản phẩm thuốc Biragan tại công ty cổ
    phần dược phẩm Bidiphar" để sử dụng cho khóa luận tốt nghiệp cao
    học của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích thực trạng chiến lược Marketing của công
    ty cổ phần dược phẩm Bidiphar từ đó đưa ra những giải pháp cho
    việc thúc đẩy chiến lược Marketing đối với sản phẩm thuốc Biragan
    tại công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực
    trạng chiến lược marketing tại cho sản phẩm thuốc Biragan của Công
    ty Cổ phần dược phẩm Bidiphar
    + Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu , khảo sát, đánh giá
    các hoạt động của công ty Bidiphar từ năm 2009 đến 2011
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp phân tích tổng hợp, đây là phương pháp được sử
    dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra còn sử dụng
    phương pháp so sánh, thống kê số liệu của ngành dược nói chung và
    của công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar nói riêng.
    5. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
    luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing sản phẩm
    - Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing sản phẩm thuốc
    Biragan tại Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar
    - Chương 3: Xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm thuốc
    Biragan tại Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar .
    6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
    Tại công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar, thuốc Biragan là một
    dòng sản phẩm thuốc đưa ra thị trường trong thời gian gần đây, hiện
    tại chưa có công trình nào nghiên cứu về chiến lược Marketing sản
    phẩm thuốc này. Vì vậy đề tài mà tác giả lựa chọn để thực hiện
    nghiên cứu đi sâu về chiến lược sản phẩm thuốc Biragan, . Khi thực
    hiện đề tài, tác giả có sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tham
    khảo và làm cơ sở lý luận cũng như dẫn chứng con số cụ thể, như:
    - "Báo cáo hoạt động sản xuất- kinh doanh năm 2010. Phương
    hướng , nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh năm 2011 tại Đại hội đồng
    cổ đông thường niên 2011, ngày 23/4/2011 của công ty cổ phần dược
    phẩm Bidiphar .
    - "Báo cáo phân tích ngành Dược – tháng 3/2010" của Công ty
    cổ phần chứng khoán MHB- ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
    Sông Cửu Long. Đây là bảng báo cáo dựa trên số liệu ngành Dược đã
    được tổng hợp từ các niêm yết sàn giao dịch chứng khoán của 11
    doanh nghiệp sản xuất dược phẩm , hiệp hội sản xuất kinh doanh
    dược, Tổng cục thống kê. Nội dung chính của bảng báo cáo đã nêu
    lên những yếu tố chính tác động đến ngành dược trong nước ( Kinh
    tế, xã hội, chính sách nhà nước .)so sánh các số liệu về nguồn vốn,
    tài sản, về sản lượng tiêu thụ , chỉ số tài chính, chênh lệch giá cả của
    các công ty dược để từ đó nhận định về những cơ hội đầu tư cho
    ngành dược Việt Nam.
    - Bài viết “Dự kiến một số giải pháp nâng cao năng lực phân
    phối dược phẩm” của tác giả thạc sĩ Phạm Văn Tiến đăng trên tờ
    Sức khỏe và đời sống cuối tuần số 688 ngày 21/10/2011, tác giả phân
    tích những khó khăn và vướng mắc trong hệ thống phân phối dược
    phẩm ở Việt Nam và qua đó đưa ra một số giải pháp bước đầu giúp
    cải thiện năng lực phân phối ở các doanh nghiệp tham gia phân phối
    dược phẩm.
    Các giáo trình Marketing đã sử dụng tham khảo cho phần Cơ sở
    Lý thuyết: Quản trị Marketing – tác giả Philip Kotler, Quản trị
    Marketing Định hướng giá trị - PGS. TS Lê Thế Giới, Quản trị
    Marketing – PGS.TS Trương Đình Chiến, Marketing hiện đại- nhóm
    tác giả Diệp Anh- Minh Đức, Hành vi người tiêu dùng- Nhóm tác giả
    TS. Nguyễn Xuân Lãn, TS. Phạm Thị Lan Hương, TS. Dương Thị
    Liên Hà.
    Ngoài ra internet là một công cụ giúp tác giả tìm kiếm một số
    thông tin về ngành dược, về xu hướng thị trường cũng như thu thập
    các số liệu liên quan đến ngành ở trong và ngoài nước.
     
Đang tải...