Tiểu Luận Chiến lược Marketing mix của kem đánh răng P/S

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Đặt vấn đề
    Ngày nay với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng được
    nâng cao vì vậy quan niệm “Ăn no mặc ấm” của con người gần như đã được thay thế
    bằng quan niệm “Ăn ngon mặc đẹp”. Vì vậy các nhà sản xuất không ngừng cạnh tranh
    hoàn thiện sản phẩm của mình để thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
    Trong các sản phẩm đó thì sản phẩm kem đánh răng đóng vai trò rất quan trọng vì nhu
    cầu sử dụng kem đánh răng là rất lớn bởi bất kỳ ai cũng sử dụng kem đánh răng, từ trẻ
    em đến người lớn tuổi, người già hay phụ nữ có thai. Hiện nay trên thị trường có nhiều
    thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng như colgate, close up, Vậy bằng cách nào P/S
    vẫn giữ vững được thương hiệu của mình và chiếm lĩnh được một thị phần đáng nể? P/S
    đã sử dụng chiến lược Marketing mix như thế nào?
    Bài tiểu luận này phần nào sẽ giải đáp được các câu hỏi trên.
    B. Nội dung
    I. Cơ sở lí luận:
    Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc chiến giành
    giật thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Nếu biết cách tận dụng và phát huy lợi thế thì
    họ mới có thể đứng vững trong cuộc chiến đầy khắc nghiệt đó. Cụ thể doanh nghiệp
    phải biết và vận dụng nguyên tắc 4P của Marketing mix một cách có hiệu quả nhất.
    Marketing mix là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.
    Marketing mix tập hợp bốn biến số chính: sàn phẩm, giá, phân phối, xúc tiến. Bốn yếu
    tố của Marketing mix tác động tương hỗ, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến
    hoạt đông của ba yếu tố còn lại.
    I.1. Sản phẩm (Product):
    Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình
    của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc
    tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức
    dịch vụ, giao hàng, sữa chữa, huấn luyện
    I.2. Giá (Price):
    SVTH: Trần Thị Mỹ Lan Trang-2-
    Đề tài Marketing căn bản GV:Nguyễn Văn Trưng
    Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà
    cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí
    nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm.
    Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn
    mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên
    đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần
    chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết
    khấu, thời kỳ thanh toán,
    I.3. Phân phối (place):
    Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được
    gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa
    hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng
    yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing
    nào.
    I.4. Xúc tiến (Promotion):
    Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết
    về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua
    bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và
    bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo,
    đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát
    thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách
    hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm
    tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng

    Mục lục
    A. Đặt vấn đề .2
    B. Nội dung 2
    I. Cơ sở lý luận 2
    I.1.Sản phẩm (Product): 3
    I.2. Giá (Price) 3
    I.3. Phân phối (Place) 3
    I.4. Xúc tiến(Promotion) .3
    II. Thực trạng: 4
    II.1. Giới thiệu về Unilever: 4
    II.2. Tình hình hoạt động của Unilever Việt Nam: 4
    II 3. Sản phẩm kem đánh răng P/S: 4
    II.3.1. Giới thiệu về sản phẩm kem đánh răng P/S: .4
    II.3.2. Chiến lược Marketing Mix kem đánh răng P/S: 7
    a. Sản phẩm (Product): .7
    b. Giá (Price): .7
    c. Phân phối (Pace) 7
    d. Xúc tiến (Promotion) 8
    C. Đề xuất giải pháp : .8
    I. Định hướng: .8
    II. Phân tích SWOT: .9
    II.1. Thế mạnh (Strengths): .9
    II.2. Điểm yếu (Weakness): 9
    II.3. Cơ hội từ các yếu tố bên ngoài (Oppurtunities): 10
    II.4. Thách thức từ các yếu tố bên ngoài (Threads): 11
    III. Đề xuất giải pháp: .11
    D. Kết luận: 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...