Tiểu Luận Chiến lược kinh doanh toàn cầu của P& G

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục.
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 2
    1. Khái quát về công ty đa quốc gia . 2
    1.1. Định nghĩa 2
    1.2 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia 3
    I.3 Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầu . 4
    2. Các chiến lược kinh doanh của công ty đa quốc gia 4
    2.1. Chiến lược quốc tế (International strategy) 4
    2.2. Chiến lược đa địa phương (Multidomestic strategy) 5
    2.3. Chiến lược toàn cầu (Global strategy) 6
    2.4. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy) 6
    CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY P&G . 8
    1.Lịch sử hình thành 8
    2. Văn hóa kinh doanh trong P&G . 11
    2.1. Văn hóa kinh doanh . 11
    2.2. Mục đích . 11
    2.3. Giá trị 11
    2.4.Những nguyên tắc . 12
    3. Cơ cấu tổ chức . 12
    4. Các chi nhánh, qui mô của công ty . 14
    5. Sản phẩm 15
    6. Các số liệu liên quan . 19
    6.1.Các số liệu tổng hợp của công ty . 19
    6.2. Về doanh thu qua các nhãn hàng mang giá trị tỷ đô . 20
    6.3. Về mức tăng doanh thu trong năm2009: . 22
    6.4.Chi phí hoạt động của công ty trong năm 2009 . 22
    7. Những thành tựu đạt được . 27
    CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA P&G . 30
    3.1. Chiến lược quốc tế của công ty P&G . 31
    3.2. Chiến lược đa địa phương của công ty . 33
    3.3. Chiến lược xuyên quốc gia của công ty P&G . 35
    3.3.1. Về định hướng chiến lược của công ty ( 2009) 35
    3.3.2. Vấn đề trao đổi kinh nghiệm làm việc của công ty 37
    3.3.3. Về nguồn nhân lực của công ty 39
    3.3.4. Về cơ cấu tổ chức 42
    3.3.5. Marketing . 43
    3.4 Kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu từ thành công và thất bại của P&G . 44
    45
    KẾT LUẬN 46
    Lời mở đầu.
    1
    “Chúng ta xây dựng bộ máy phát triển có tổ chức tầm cỡ thế giới nhờ việc
    đầu tư vào con người như thế nào. Sự đổi mới thay đổi mục tiêu chính là cốt
    lõi về mô hình kinh doanh của một công ty. Đây không chỉ là phát minh về
    những sản phẩm hay dịch vụ mới mà còn là khả năng chuyển đổi các ý
    tưởng có hệ thống thành những sản phẩm mới nhằm thay đổi bối cảnh thực
    sự của doanh nghiệp. Nhờ sự đổi mới đem lại những cuộc mua sắm như cũ
    mà thị trường được định hình lại qua những sản phẩm đó khiến công ty có
    thể bắt đầu một thị trường hoàn toàn mới (và có lợi nhuận) khiến những
    người khác phải thích ứng theo. Một số nhà đổi mới theo đuổi thay đổi mục
    tiêu đang hoạt động ngày nay gồm những doanh nghiệp tên tuổi như Procter
    & Gamble, Nokia, Lego Group, Apple, Hewlett-Packard, Honeywell,
    DuPont và General Electric. Bất kỳ khi nhìn thấy hàng loạt đổi mới đáng
    chú ý ổn định của một công ty ở đâu, bạn có thể chắc chắn rằng đấy là một
    nhà đổi mới đang thay đổi mục tiêu theo những kiểu liên kết với xã hội, văn
    hóa và hỗ trợ hành vi khác nhau mà có đủ khả năng cho phép công ty nắm
    giữ được vai trò đó. và đây chính là một trong những lý do chính mà nhóm
    đã chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt động và định hướng chiến lược kinh
    doanh quốc tế của công ty P&G.”. P&G- một công ty rất thành công và
    chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Vì thời gian tìm hiểu quá ngắn
    cúng như kiến thức chuyên môn chưa cao nên trong bài tiểu luận còn rất
    nhiều sai sót, nhóm chúng em mong nhận được lời nhận xét cũng như ý kiến
    đóng góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin
    chân thành cảm ơn cô.
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
    1. Khái quát về công ty đa quốc gia
    1.1. Định nghĩa
    Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation)
    hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất
    2
    hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có
    ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có
    ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc
    gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn
    cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương
    ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. Công ty đa quốc gia
    là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty
    quốc tế: chỉ là tên gọi chung chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào
    đó.)
    1.2 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia
    Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm
    tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng,
    sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại
    chỗ.
    Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh
    của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.
    Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh
    những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia
    đơn nhất.
    Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất
    ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương
    để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục
    đích của MNC.
    Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên
    những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều
    động vốn, thanh toán có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các
    MNC rơi vào 2 nhóm sau:
    + Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo
    hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác
    + Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính
    quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý
    ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ
    3
    Quản trị tài chính quốc tế trong các công ty đa quốc gia chính là quá
    trình quản trị rủi ro trong chuyển dịch vốn quốc tế
    I.3 Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầu
    Thông thường nhiều người cho rằng các công ty tiến hành quốc tế hóa
    hoạt động kinh doanh của nó đều dựa trên một lý do duy nhất đó là việc tìm
    kiếm và khai thác lợi nhuận từ các cơ hội kinh doanh trên thị trường hải ngoại.
    Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều động lực dẩn đến hoạt động quốc tế hoá
    hoạt động kinh doanh của các công ty. Các động lực nầy có thể được phân chia
    thành hai dạng: chủ động(1) và thụ động(2). Trong từng dạng như vậy người ta
    còn phân ra thành các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...