Luận Văn Chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Procter &amp Gamble (P&amp G)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    I/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 4
    1. Khái niệm: 4
    2. Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia: 4
    3. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia: 4
    4. Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia: 5
    II/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY PROCTER & GAMBLE 9
    1. Lịch sử phát triển. 9
    2. Triết lý kinh doanh - Mục đích - Giá trị - Nguyên tắc hoạt động: 12
    3. Cơ cấu tổ chức, quy mô và hệ thống chi nhánh. 14
    5. Thành công đạt được. 19
    III/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY P&G 21
    1. Tìm kiếm thêm thị trường - P&G áp dụng chiến lược quốc tế: 22
    2. “Khách hàng là chủ” - P&G áp dụng chiến lược đa nội địa. 27
    3. Sáng tạo và cải tiến – P&G áp dụng chiến lược xuyên quốc gia: 37
    IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 52
    KẾT LUẬN 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


    I/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA1. Khái niệm:Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia; có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế khi chúng có những tác động kinh tế lớn đến một vài khu vực cùng với những nguồn lực tài chính dồi dào, phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị. Công ty đa quốc gia hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế, chỉ là tên gọi chung với những công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó).
    Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với quá trình toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.

    2. Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia:Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.
    Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.

    3. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:Thứ nhất, đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.
    Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...