Thạc Sĩ Chiến lược kinh doanh ngân hàng liên doanh lào - việt giai đoạn 2011 – 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

    TÓM TẮT
    Đề tài phân tích các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt
    động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. Từ đó xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh
    và điểm yếu, dựa trên những số liệu dự báo nhu cầu của thị trường, xác định năng lực lõi, những định

    hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng nhằm xây dựng m a tậrn đ ể l ự a c h ọ n
    chiến lược kinh doanh

    cho Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt đến năm 2020. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các giải pháp cơ bản
    để thực hiện chiến lược cùng với một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước.
    ABSTRACT
    The subject analyzes some factors of internal environment and external environment affecting
    business operations of Lao-Viet Bank. It helping to identify the strengths, weaknesses, opportunities and
    threats of the bank, based on the forecast data of the market demands, and identifing the core competencies,
    orientations, development objectives of Lao-Viet Bank for the business strategies of Lao-Viet Bank until

    2020. Besides, the subject provides the basic solutions to enact the strategic planning,
    recommendations for the state management.
    with some recommendations for the state management
    1. GI ỚI THIỆU
    Ngành ngân hàng làộtmlĩnh vực kinh
    doanh đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt trong
    quá trình phát ển của nền kinh tế đất nước
    nhưng cũng rất nhạy cảm đối với các biến động
    của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong
    nước và quốc tế. Vì thế, hoạt động của các ngân
    hàng thương mại luôn được quan tâm, kiểm tra
    chặt chẽ. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh nội bộ
    ngành ngày càng gay ắgt cùng với quá trình hội
    nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới
    đang diễn ngày càng sâu rộng. Yêu cầu đặt ra cho

    mỗi ngân hàng là phải tự xây dựng chiến lược cho
    riêng mình để có thể hoạt động ổn định và phát
    triển trên cơ sở tận dụng được các cơ hội và hạn
    chế những rủi ro trong quá trình hội nhập. Với
    mong muốn góp phần vào sự phát triển của Ngân
    hàng, tác giả chọn “Chiến lược kinh doanh ngân
    hàng Liên doanh Lào – Việt giai đoạn 2011 -
    2020” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về chiến
    lược, phân tích các yếu tố của môi trường bên
    trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh
    doanh của Ngân hàng LD Lào – Việt, mục tiêu để
    xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
    nguy cơ. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh
    cho LVB đến năm 2020, đồng thời đề xuất các
    giải pháp cơ bản để thực hiện có hiệu quả các
    chiến lược kinh doanh này.

    2. NỘI DUNG
    2.1 Sự hình và phát triển của LVB
    Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (Lao-Viet
    Bank) ra đời là kết quả của cả một quá trình hợp
    tác toàn diện và thân thiện giữa hai nước Việt
    Nam và Lào. Ngày 22/06/1999 Ngân hàng Đầu
    tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng
    Ngoại Thương Lào (BCEL) đã ký kết thoả thuận
    hợp tác thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào-
    Việt Tên đầy đủ: Ngân hàng Liên doanh Lào-
    Việt Tên tiếng Anh: Lao-Viet Bank. Tên Viết tắt:
    LVB Địa chỉ: 44 Lanexang, Vientaine Lao PRD.
    Vốn điều lệ ban đầu: 10.000.000 Đô la Mỹ. Ngày
    chính thức khai trương đi vào hoạt động:
    22/6/1999
    * Chức năng và nhiệm vụ
    - Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết
    kiệm bằng VND, bằng ngoại tệ của các tổ chức
    kinh tế và cá nhân trong nước, ngoài nước.
    - Vay và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư
    từ các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài
    nước.
    - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
    phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
    - Đầu tư, hùn vốn, liên doanh với các tổ
    chức kinh tế trong và ngoài nước.
    - Kinh doanh ngoại tệ, vàng, chi trả kiều
    hối.
    - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế,
    tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu.


    - Cấp giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt ra
    nước ngoài cho các tổ chức kinh tế và cá nhân
    theo qui định của Nhà nước.
    - Thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ,
    thanh toán, dịch vụ bằng VND và ngoại tệ theo
    yêu cầu của khách hàng.
    2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong
    những năm gần đây
    * Nguồn vốn
    Hoạt động huy động vốn của LVB đã có
    những bước phát triển ổn định trên cả thị trường
    Lào và Việt Nam, năm 2011 tăng 16% so với
    2010, đạt 208 triệu USD.
    * Tổng dư nợ cho vay
    Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng năm
    2010 là 230,576 nghìn USD, tăng gấp 2, 3 lần
    so với cuối năm 2006. Tăng trưởng tín dụng của
    Lào tăng mạnh trong năm 2008 và 20 09 với mức
    77.4% và 125.5. Năm 2011 tăng 17% so v
    2010, %, do khó khăn chung của ngành phát triển
    tín dụng bị hạn chế.
    * Lợi nhuận kinh doanh
    Năm 2011 lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 2,8
    triệu USD, tăng 22% so với lợi nhuận kiểm toán
    năm 2010, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn
    chủ sở hữu đạt 15,41%. Thu dịch vụ và kinh
    doanh ngoại tệ ròng đạt 2,935 nghìn USD tăng
    12% so với năm 2010.
    2.3 Phân tích môi trường bên ngoài
    A- Phân tích môi trường vĩ mô
    v Yếu tố kinh tế
    ü Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
    - Kinh tế Lào
    Tính trung bình ừt năm 2000 đến 2010,
    GDP mỗi năm tăng 6.8%. Năm 2011, dù bị tác
    động tiêu cực của trận lũ kéo dài từ tháng 6 đến
    tháng 9, ốc độ tăng trưởng của Lào vẫn đạt
    mức 8,3%, GDP. Theo dự báo của WB thì Lào
    trở thành một trong những quốc gia có tốc độ
    tăng trưởng cao nhất thế giới.
    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    700 - 900 triệu USD vào năm 2007 đến 2010.
    Vốn FDI chiếm một tỷ lệ khá cao: khoảng 10%
    so với GDP của nước này. Tổng kim ngạch xuất
    nhập khẩu của Lào hàng năm bằng khoảng 60 -
    70% so với GDP.
    - Kinh tế Việt Nam
    Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa
    qua có tốc độ phát triển rất đáng kể, tốc độ tăng
    trưởng GDP vẫn tăng 6,3% năm 2008, 5,3%
    năm 2009 và năm 2010 tăng lên 6,78% .
    Bên cạnh đó, dòng vốn FDI mạnh, cuối
    năm 2010 cả nước có 12 ,2 nghìn dự án FDI có
    hiệu lực, tổng số vốn đăng lý hơn 213 tỷ USD,
    thực hiện 77,9 tỷ USD
    ü Tỷ lệ lạm phát.
    - Lào: Năm 2011 tỷ lệ lạm phát bình
    quân cả năm là 7,42%.
    - Việt Nam: Tỷ lệ lạm phát năm 2010 –
    11,75%,5 tháng năm 2011 đã lên 12,07%
    ü Tỷ giá hối đoái.
    - Lào: Từ năm 2005 đến nay, Kip (LAK)
    đã lên giá 32%,ăng hơn 20% soới đồng
    USD.
    - Việt Nam: 11/2/2011, tỷ giá giao dịch
    liên ngân hàng ủca tiền đồng VND được điều
    chỉnh mạnh nhất từ trước đến nay tăng lên 9,3%
    so với đô la Mỹ
    ü Chính sách tài chính và tiền tệ
    - Việt Nam: Chính sách tài chính và tiền
    tệ được điều hành linh hoạt theo cơ chế thị
    trường.


    - Lào: Ngân hàng Trung ương Lào đã sử
    dụng chính sách tiền tệ linh hoạt trong việc thực
    hiện theo hướng thắt chặt tiền tệ.
    ü Thu nhập bình quân trên đầu người.
    - Lào:Thu nhập quốc dân bình quân đầu
    người vào khoảng 1,203 USD/người/năm, gia
    nhập danh sách quốc gia có thu nhập dưới trung
    bình (trong ốikh ASEAN có Việt Nam,
    Indonesia, Philipine)
    - Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu
    người của Việt Nam tăng mạnh từ 715 USD
    năm 2006 và 1,168 USD năm 2010.
    v Yếu tố chính trị - luật pháp
    Hệ thống pháp luật đang dần dần được
    hoàn thiện thông qua việc ban hành nhiều nghị
    định thông tư mới, tạo hành lang pháp lý thông
    thoáng và an toàn cho các ho động sản x uất
    kinh doanh của doanh nghiệp.
    v Yếu tố văn hóa - xã hội
    Tổng khối lượng thanh toán bằng tiền mặt
    trong tổng khối lượng thanh toán của nền kinh tế
    còn lớn, chiếm từ 15% đến 20%, việc sử dụng
    các dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen
    và văn hoá tiêu dùng của công chúng.
    v Yếu tố kỹ thuật - công nghệ
    Công nghệ thông tin đã làm cho công tác
    quản lý của ngân hàng gọn nhẹ, chính xác, nhanh
    chóng và hiệu quả hơn . Tuy nhiên, do tiềm lực
    tài chính có hạn, đầu tư cho lĩnh v ực công nghệ
    chưa triệt để.
    B- Môi trường vi mô.
    - Đối thủ cạnh tranh
    v Cạnh tranh tại thị trường Lào:
    Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày
    càng căng thẳng với đa dạng loại hình sở hữu,
    mô hình hoạt động ngân hàng thương mại
    v Cạnh tranh tại thị trường Việt Nam:
    Mức độ căng thẳng về vốn và yêu ầcu
    chống lạm phát của chính phủ trong những năm
    gần đây đã đưa đến cuộc cạnh tranh gay gắt về
    huy động vốn với rất nhiều hình thức khuyến
    mãi, chính sách .
    - Khách hàng: với lãi suất linh hoạt theo quy
    định của NHNN.
    - Đối thủ tiềm ẩn: Sự xuất hiện các đối thủ mới
    tham gia kinh doanh trong ngành ngân hàng nên
    LVB phải xây dựng cho mình những “hàng rào”
    hợp pháp nhằm ngăn chặn sự tấn công của các
    đối thủ mới xuất hiện.
    - Sản phẩm thay thế
    Sự phát triển của thị trường chứng khoán,
    các hoạt động như cho vay nóng, chơi “huê”,
    “hụi”, chơi góp tiền thu hút lượng vốn lớn.
    C-Nhận định cơ hội và thách thức
    - Cơ hội
    v Cơ hội chung cho toàn hệ thống
    (1) Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào đã
    có chiến lược phát triển ngành ngân hàng và
    chiến lược riêng đối với từng loại hình ngân hàng
    (2) Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và
    gia tăng liên kết kinh tế Việt Nam – Lào tương
    xứng quan hệ chính trị và truyền thống tốt đẹp
    (3) Sự phát triển lớn mạnh và triển vọng
    đầu tư Việt Nam và Lào
    (4) Xu hướng và nhu cầu liên kế t kinh
    doanh trong cả phạm vi quốc gia và quốc tế tại cả
    hai khu vực thị trường Việt Nam và Lào
    (5) Hệ thống thanh toán mở rộng và mang
    tính toàn cầu
    (6) Xu hướng sử dụng dịch vụ Ngân hàng
    ngày càng gia tăng


    (7) Lớn mạnh của e.Banking và các dịch
    vụ ngân hàng từ xa khác
    v Cơ hội kinh doanh trên thị trường
    Lào
    (1) Nền kinh tế Lào có khả năng phát triển
    nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2020
    (2) Đối với hoạt động tín dụng tại Lào
    (3) Chiếm lĩnh thị trường ngân hàng bán lẻ
    (4) Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ
    (5) Thị trường Chứng khoán Lào được
    thành lập
    v Cơ hội kinh doanh trên thị trường
    Việt Nam.
    (1) Phát triển ổn định, duy trì nền khách
    hàng đối với dịch vụ truyền thống đặc biệt đối
    với nhóm khách hàng doanh nghiệp có quy mô
    vừa và nhỏ
    (2) Cơ hội đến từ sự phát triển quan hệ
    thương mại, đầu tư Việ t Nam – Lào trong giai
    đoạn tới
    (3) Cơ hội để đa dạng hoá và nâng c ao
    hiệu quả danh mục tài sản có
    (4) Cơ hội thực hiện các hoạt động uỷ thác
    cung ứng dịch vụ ng ân hàng đầu tư của Hội sở
    chính
    - Thách thức
    a) Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
    được dự báo là sẽ còn tác động đến hệ thống
    ngân hàng Lào, Việt Nam cho đến 2015
    b) Thách thức từ môi trường kinh doanh
    Lào
    (1) Giới hạn thị trường chung tại Lào
    (2) Thị trường tài chính ngân hàng tại Lào
    hàm chứa nhiều rủi ro

    MỤC LỤC THAM KHẢO
    1. Fred R.David (2006), Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, pp. 20-27.
    2. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạ t (2011), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, pp. 17-
    18.
    3. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất
    bản lao động Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Khoa Khôi, (2008), Quản trị chiến lược, Nhà
    xuất bản thống kê,p.4.
    4. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Tài (2011), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản dân
    trí,p.10.
    5. Michael E. Porter(2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ , p.21
    6. Garry D.Smith, Danny R. Arnold, Bobby B. Bizzell (2007), Chiến lược và sách lược kinh doanh,
    NXB Lao động
    7. Báo cáo kinh tế tài chính Lào và những tác động đối với hoạt động kinh doanh của LVB
    8. Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 12/2011
    9. Báo cáo họp HĐQT Ngân hàng LD Lào Việt CN TP.HCM năm 2011
    Một số website: www.worldbank.org, www.vneconomy.vn,www.imf.org, www.google.com.vn,
    www.lao-vietbank.com, www.mot.gov.vn, www.thongtinphapluatdansu.com, www.tintuchangngay.info
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...