Tài liệu Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cẩm nang kinh doanh
    Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả
    (82 trang)

    Đại Học Harvard
    Lời giới thiệu
    Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho
    thành công của mọi tổ chức. Đây cũng l à một minh chứng không thể phủ nhận về năng
    lực của người quản lý.
    Cuốn sách “Chiến lược kinh doanh hiệu quả” này tuy không giúp bạn trở thành một
    chuyên gia về chiến lược, song cuốn sách trình bày tất cả chủ đề quan trọng để bạn có
    được một nền tảng kiến thức cơ bản cùng sự khởi đầu đầy tự tin khi hoạch định v à thực
    hiện chiến lược cho tổ chức của mình.
    Chiến lược là gì?
    Theo nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là strategos) là một
    thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu
    đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz - nhà binh pháp của thế kỷ 19 - đã mô tả chiến
    lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến. Những chiến
    dịch ấy sẽ quyết định sự tham gia của từng cá nhân”. Gần đây hơn, sử gia Edward Mead
    Earle đã mô tả chiến lược là “nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn lực của một quốc gia
    hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo v à gia tăng hiệu quả cho quyền
    lợi thiết yếu của mình”.
    Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm chiến lược tương tự như trong
    quân đội. Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức nh ư con
    người, tài sản, tài chính nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết
    yếu của mình. Kenneth Andrews là người đầu tiên đưa ra các ý tưởng nổi bật này trong
    cuốn sách kinh điển The Concept of Corporate Strategy. Theo ông, chiến lược là những
    gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh
    có những cơ hội và cả những mối đe dọa.
    Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn Boston đã
    kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh l à việc đặt một
    công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh tế cho khách h àng. Henderson
    viết rằng “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và
    kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh
    tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Henderson tin rằng không thể cùng tồn tại hai đối thủ
    cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. Cần phải tạo ra sự khác biệt mới
    có thể tồn tại. Michael Porter cũng tán đồng nhận định của Henderson: “Chiến lược cạnh
    tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác
    biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”.
    Hãy xem những ví dụ điển hình sau:
    Southwest Airlines đã trở thành một hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất Bắc Mỹ nhờ
    vào việc tự tạo cho mình sự khác biệt bằng chiến lược kinh doanh đặc biệt: bán vé giá
    thấp, khởi hành thường xuyên, phục vụ chu đáo và cung cấp dịch vụ làm hài lòng khách
    hàng.
    Cách thức kinh doanh theo kiểu bán đấu giá trực tuyến đã tạo ra một sự khác biệt lớn cho
    eBay. Mục đích của eBay là phục vụ quảng cáo rao vặt, kinh doanh tr ên mạng, và mở các
    phiên đấu giá chính thức, nhưng với cách thức đơn giản, hiệu quả và phổ biến. Sàn bán
    đấu giá trực tuyến này đã làm eBay trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh truyền
    thống.
    Chiến lược của Toyota trong việc phát triển xe Prius sử dụng động cơ hybrid(1) đã tạo ra
    lợi thế cạnh tranh trong một phân khúc thị trường ô tô quan trọng: những khách h àng
    muốn có một chiếc xe không gây ô nhiễm môi trường, ít tiêu hao năng lượng, hoặc loại ô
    tô với kỹ thuật tiên tiến nhất.
    Nhờ những chiến lược tạo sự khác biệt này, các công ty trên đã có được lợi thế cạnh tranh
    so với đối thủ. Southwest Airlines là hãng hàng không Mỹ có lợi nhuận cao nhất, còn
    eBay là công ty thương mại điện tử thành công nhất. Trong khi đó, Toyota có danh sách
    khách hàng đăng ký mua xe hybrid dài đến bốn tháng. Sự khác biệt có thể thể hiện ở
    nhiều hình thức. Ngay cả những sản phẩm giống nhau vẫn có thể trở nên khác biệt nhờ
    giá cả tốt hơn, khả năng cung cấp nhanh hơn hay việc giao hàng uy tín hơn.
    Dĩ nhiên, bản thân sự khác biệt không đủ để tạo lợi thế cạnh tranh hay đảm bảo sự thành
    công trong kinh doanh. Sự khác biệt ấy phải đem lại giá trị hữu dụng cho khách h àng.
    Một chiếc xe tốc độ cao có thể “khác biệt” nhưng vẫn không đủ sức thu hút khách h àng.
    Trong khi đó, một chiếc xe hybrid chạy bằng xăng v à điện lại khác biệt theo cách tạo ra
    giá trị cao hơn cho khách hàng là tiết kiệm nhiên liệu và ít xả khí ô nhiễm. Đó là những
    giá trị được khách hàng đánh giá cao.
    Vậy chiến lược là gì? Chiến lược là một kế hoạch nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế
    cạnh tranh so với đối thủ. Chiến lược là hiểu được mục tiêu của những việc bạn đang l àm
    và tập trung vào việc lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược tốt, được
    thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý và nhân viên mọi cấp xác định mục tiêu, nhận
    biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành công của tổ chức. Trái lại, một tổ
    chức không có chiến lược rõ ràng chẳng khác nào con thuyền không người lái.
    Chiến lược được áp dụng ở cả cấp công ty v à phòng ban. General Electric có nhiều bộ
    phận hoạt động trong những lĩnh vự c khác nhau: động cơ máy bay, thiết bị gia dụng, dịch
    vụ vốn, hệ thống chiếu sáng, y tế, nhựa dẻo, hệ thống điện, phân phối v à kiểm soát điện.
    Thậm chí công ty còn sở hữu cả NBC - một trong các mạng truyền hình lớn của Mỹ. Mỗi
    bộ phận đều có những chiến lược hoạt động riêng nhưng phải phù hợp với chiến lược
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...