Thạc Sĩ Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài:

    Hàng không là ngành kinh tế kỹ thuật cao, chịu ảnh hưởng không chỉ chính
    sách của nhà nước và còn phụ thuộc vào chính sách của khu vực và quốc tế. Sự biến
    động của tình hình kinh tế chính trị của quốc tế và khu vực, sẽ trực tiếp hoặc gián
    tiếp tác động lên hoạt động khai thác hàng không. Tổng công ty hàng không Việt
    nam (Vietnam Airlines), trong quá trình phát triển của mình vươn cánh bay đến các
    chân trời mới thì cũng đồng thời phải đón nhận những cơ hội, thách thức cạnh tranh
    và vì vậy càng tung cánh bay xa, càng phải cạnh tranh quyết liệt .
    Xí nghiệp thương maị mặt đất Tân Sơn Nhất là doanh nghiệp 100% vốn nhà
    nước thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, trong quá trình phát triển của
    mình đã đóng góp đáng kể cho công tác phục vụ hành khách đi máy bay và phục vụ
    khách hàng sử dụng dịch vụ hàng không. Bên cạnh đó Xí nghiệp luôn là cơ sở để
    Tổng công ty hàng không Việt Nam thương thảo các hợp đồng thương mại mặt đất
    tại các nơi có điểm đến. Tuy nhiên trong xu thế mở cửa thị trường cung ứng dịch vụ
    hàng không, tại Sân bay Tân Sơn Nhất đã xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh. Điều
    này đặt ra yêu cầu cho Xí nghiệp những khó khăn đáng kể, khách hàng đưa ra
    những yêu sách cao hơn, Xí nghiệp chịu sức ép lớn hơn trong việc giữ vững thị
    phần và giành những khách hàng mới.
    Điều này thúc đẩy Xí nghiệp phải thể hiện được vai trò của mình trong việc
    nâng cao chất lượng dịch vụ trong dây chuyền phục vụ hành khách của Tổng công
    ty hàng không Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
    trong khai thác hàng không và để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng không
    ngừng của khách hàng . Thông qua quá trình học tập và từ thực tế ở đơn vị công tác,
    tôi xin được chọn xây dựng đề tài “Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương
    mại mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 201
    5” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
    nghiệp bậc học Cao học Quản trị kinh doanh của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, tác giả đã
    nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt
    đất Tân Sơn Nhất, trong bối cảnh chung của Tổng Công ty hàng không Việt Nam,
    cùng với việc tìm hiểu, phân tích môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ của Xí
    nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất để xác định các mặt mạnh, yếu, cơ hội và
    thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua, từ đó xây
    dựng định hướng chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện cho Xí nghiệp
    trong thời gian tới.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
    thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất từ năm 2000 đến 2006 , tập trung đánh giá giai
    đoạn từ năm 2004 đến nay ( là thời gian tại Sân bay Tân Sơn Nhất xuất hiện Công
    ty phục vụ mặt đất thuộc Cụm cảng hàng không sân bay miền Nam), cùng xem xét
    đồng thời với chiến lược phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam trong
    chiến lược phát triển chung của đất nước. Đề tài chỉ phân tích những vấn đề tổng
    quát phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển của Xí nghiệp thương mại mặt
    đất Tân Sơn Nhất, không đi sâu vào các vấn đề có tính chất chuyên ngành.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, chú
    trọng các phương pháp lịch sử , phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng
    hợp - phân tích để phân tích đánh giá, từ đó rút ra những kết luận mang tính lý luận
    và thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của ngành.
    5. Đóng góp của luận văn:
    Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề hoạch định chiến lược kinh
    doanh, trên cơ sở các phân tích đánh giá cụ thể, xây dựng chiến lược hoạt động cho
    Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất trong những năm tới, vạch ra giải pháp
    cụ thể và đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, với Ngành.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục , tài liệu thống kê, luận văn gồm 3
    chương :
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
    Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt
    đất Tân Sơn Nhất
    Chương 3: Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân
    Sơn Nhất đến năm 2015

    MỤC LỤC
    Trang

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Mở đầu 1
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của 4
    doanh nghiệp

    1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh: 4
    1.1.1 Định nghĩa về chiến lược kinh doanh 4
    1.1.2 Phân lọai chiến lược 5
    1.1.3 Các giai đoạn và mô hình quản trị chiến lược 6
    1.2 Quá trình quản trị chiến lược 11
    1.2.1 Phân tích môi trường: 11
    1.2.2 Xác định chiến lược- Công cụ ma trận SWOT 20
    1.2.3 Lựa chọn chiến lược 21
    Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp 28
    thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất

    2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 28
    thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất.
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, kinh doanh của Xí nghiệp 28
    Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức 29
    2.1.4 Các dịch vụ chủ yếu của Xí nghiệp TMMĐ - Tân Sơn Nhất 31
    2.1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 31
    2.2 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài 32
    2.2.1 Môi trường vĩ mô 32
    2.2.2 Môi trường vi mô 38
    2.2.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 43
    2.3 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 44
    2.3.1 Hoạt động của bộ phận Marketing 44
    2.3.2 Hoạt động của bộ phận Nhân sự 45
    2.3.3 Hoạt động của bộ phận Tài chính- kế toán 46
    2.3.4 Hoạt động của bộ phận Sản xuất tác nghiệp 47
    2.3.5 Hoạt động của bộ phận Quản trị chất lượng 48
    2.3.6 Hoạt động của bộ phận Nghiên cứu và phát triển 49
    2.3.7 Phân tích hoạt động của bộ phận mua hàng: 49
    2.3.8 Hoạt động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 50
    2.3.9 Những điểm mạnh của công ty (S- Strengths) 50
    2.3.10 Những điểm yếu của công ty (W- Weakness) 51
    2.3.11 Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) 52
    Chương 3 : Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại 54
    mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015

    3.1 Mục tiêu phát triển của Xí nghiệp thương mại mặt đất 54
    Tân Sơn Nhất đến năm 2015
    3.1.1 Mục tiêu tổng quát 54
    3.1.2 Mục tiêu cụ thể 54
    3.1.3 Quan điểm xây dựng giải pháp 54
    3.2 Căn cứ xây dựng chiến lược (Ma trận SWOT) 55
    3.3 Lựa chọn chiến lược (Ma trận QSPM) 57
    3.3.1 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm S-O 57
    3.3.2 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm S-T 59
    3.3.3 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm W-O 61
    3.3.4 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm W-T 63
    3.4 Giải pháp thực hiện chiến lược 65
    3.4.1 Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh 65
    3.4.2 Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu 66
    3.4.3 Nhóm giải pháp nắm bắt cơ hội 68
    3.4.4 Nhóm giải pháp vượt qua thách thức 70
    3.5 Kiến nghị 71
    3.5.1 Đối với Nhà nước 71
    3.5.2 Đối với cơ quan chủ quản 72
    Kết luận 76
    Tài liệu tham khảo 78
    Phụ lục
     
Đang tải...