Thạc Sĩ Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 4
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 7
    I. Một số vấn đề lý luận của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 7
    1. Khái niệm và đặc điểm của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . 7
    1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh . 7
    1.2. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh . 8
    2. Nội dung, vai trò, vị trí của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 9
    2.1. Nội dung của chiến lược kinh doanh 9
    2.2. Phân loại chiến lược kinh doanh . 10
    2.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp . 12
    3. Quản trị chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp . 14
    3.1. Khái quát về quản trị chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 14
    3.2. Nội dung của quản trị chiến lược kinh doanh: 16
    3.3. Các giai đoạn của quản trị chiến lược . 17
    3.4. Thực thi chiến lược kinh doanh 18
    3.4.1. Khái niệm và nội dung 18
    3.4.2. Các vấn đề cần quản trị trong thực thi chiến lược . 21
    II. Khái quát về chiến lược kinh doanh của các hãng xe hơi Nhật Bản và của tập đoàn Toyota 24
    1. Khái quát về chiến lược kinh doanh của các hãng xe hơi Nhật Bản . 24
    2. Khái quát về tập đoàn Toyota trên thế giới . 27
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Toyota . 27
    2.2. Tầm nhìn và triết lý công ty 29 2

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 32
    I. Tổng quan chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Toyota trên thế giới . 32
    II. Thực trạng chiến lược sản xuất kinh doanh Tập đoàn Toyota trên thế giới . 35
    1. Chiến lược sản xuất tinh gọn . 35
    2. Chiến lược toàn cầu của Toyota 45
    2.1. Chủ trương chung . 45
    2.2. Nội dung chiến lược 46
    3. Các chiến lược nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh của Toyota . 49
    3.1. Phương thức sản xuất độc đáo 49
    3.2. Chiến lược phát triển của Toyota cho từng mảng thị trường 53
    II. Thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty Toyota Motor Việt Nam . 56
    1. Tổng quan về công ty Toyota Motor Việt Nam 56
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển 56
    1.2. Nhiệm vụ hoạt động (Mission Statement) 59
    1.3. Tầm nhìn dài hạn (Vision) 60

    2. Thực trạng hoạch định và thực thi chiến lược sản xuất kinh doanh công ty Toyota Motor Việt Nam . 61
    2.1. Hoạch định chiến lược 61
    2.2. Thực thi chiến lược . 63
    2.2.1. Hệ thống sản xuất 64
    2.2.2. Chiến lược cấp công ty 65
    2.2.3. Chiến lược cấp chức năng 67
    2.2.4. Chiến lược cạnh tranh . 73
    III. Đánh giá chung về chiến lược kinh doanh của công ty Toyota trên toàn cầu và Việt Nam hiện nay . 78
    1. Về chiến lược kinh doanh của công ty Toyota trên toàn cầu . 78
    2. Về chiến lược kinh doanh của công ty Toyota ở Việt Nam 79 3

    CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TOYOTA MOTOR ĐỐI VỚI LẮP RÁP Ô TÔ TRONG NƯỚC 80
    1. Bài học thứ nhất- Xây dựng một hệ thống sản xuất chuyên nghiệp 80
    2. Bài học thứ hai- Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 82
    3. Bài học thứ ba- Đầu tư chiều sâu vào công nghệ, đón bắt kỹ thuật tiên tiến . 85
    4. Bài học thứ tư- Phát triển nguồn nhân lực 86
    5. Bài học thứ năm: Chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường . 87
    KẾT LUẬN . 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Công nghiệp ô tô luôn là ngành công nghiệp quan trọng ở nhiều quốc gia phát triển. Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị lớn. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Anh , Pháp, và Hàn Quốc, Nhật Bản đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng mình trong quá trình công nghiệp hóa để phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường khác.
    Nhật Bản là một quốc gia có ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là hàng đầu trên thế giới. Ngành sản xuất ô tô của Nhật như là một biểu tượng về sự vươn lên của công nghiệp Nhật Bản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của công ty Toyota Motor Corporation. Qua 73 năm tồn tại và phát triển, Toyota vẫn luôn có vị trí dẫn đầu của riêng ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, đồng thời bài học cho nhiều nước muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô trên thế giới nói chung. Ngày nay, những bí quyết, chiến lược kinh doanh của Toyota gần như đã được mọi người biết đến, nó đã được phổ biến rộng khắp và nhiều doanh nghiệp sử dụng những nguyên tắc trong hệ thống quản lý sản xuất Toyota để điều hành công ty của mình.
    Đặc biệt, đối với một nền công nghiệp ô tô còn non trẻ như Việt Nam, đứng trước thềm hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bài học của Toyota lại càng không hề cũ. Việt Nam, đất nước của hơn 83 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ô tô là khả quan. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực, đặc biệt sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối Thực tế này đã buộc Chính phủ phải yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm vạch ra một chiến lược cụ thể cho 5

    việc phát triển ngành. Bới lúc này đây họ đã ý thức được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam.
    Chính vì thế, người viết đã chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ô tô Việt Namlàm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
    - Làm rõ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và chiến lược kinh doanh của Toyota trên phương diện toàn cầu cũng như ở Việt Nam, cũng như thực trạng thực thi chiến lược đó.
    - Rút ra những bài học kinh nghiệm của Toyota để vận dụng vào chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài:
    · Khái niệm về chiến lược kinh doanh
    · Các khái niệm về quản trị chiến lược kinh doanh, hoạch định, thực hiện chiến lược.
    · Khái quát chiến lược kinh doanh của các hãng xe hơi Nhật Bản và Toyota
    - Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Toyota trên toàn thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    - Rút ra bài học kinh nghiệm của Toyota để vận dụng vào chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi của đề tài:
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tập trung chủ yếu nghiên cứu chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota trên toàn thế giới và Việt Nam
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Toyota trên toàn thế giới và Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Để hoàn thành luận văn các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp nghiên cứu kinh tế, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm tống kết thực tiễn từ đó đánh giá để đưa ra các giải pháp cụ thể.
    6. Bố cục của luận văn:
    Ngoài danh mục chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, các tài liệu tham khảo, phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản
    Chương II: Thực trạng chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota trên thế giới và Việt Nam
    Chương III: Bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng chiến lược kinh doanh của công ty Toyota Motor đối với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...