Thạc Sĩ Chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011



    MC LC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
    1.1. Khái niệm chung về chiến lược kinh doanh 6
    1.1.1. Bản chất của chiến lược kinh doanh 6
    1.1.2.Vai trò của CLKD trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .7
    1.1.3. Các cấp độ của chiến lược của công ty 7
    1.2. Ni dung chyếu ca chiến lược kinh doanh 12
    1.2.1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp .12
    1.2.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh 13
    1.2.3. Thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh chiến lược .13
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng .14
    1.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài 14
    1.3.2. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 20
    1.3.3. Các công cụ để hoạch định và lựa chọn chiến lược .23
    1.4. Mô hình chiến lược kinh doanh ca mt sdoanh nghip .28
    1.4.1. Mô hình chiến lược của trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim .28
    1.4.2. Mô hình chiến lược của Big – C .30
    1.4.3. Mô hình chiến lược của Saigon Coopmart 33
    Kết lun chương 1: 34

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA METRO TẠI VIỆT NAM .36
    2.1. Tng quan vMetro Cash & Carry Vit Nam (MCCVN) 36
    2.1.1.Tập đoàn Metro ( Metro group) .36
    2.1.2. Metro Cash & Carry (MCC): 36
    2.1.3. Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam 36
    2.2. Các CLKD mà Metro Cash & Carry áp dng ti Vit Nam .41
    2.2.1. Chiến lược chung của công ty .41
    2.2.2. Chiến lược cấp cơ sở 42
    2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ti CLKD ca Metro Vit Nam .44
    2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài 44
    2.3.2. Phân tích môi trường nội bộ của Metro .52
    2.3.3. Các công cụ để hoạch định và lựa chọn chiến lược .58
    2.4. Đánh giá thc trng CLKD ca Metro ti Vit Nam hin nay 62
    2.4.1 .Nhóm chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường 62
    2.4.2. Phát triển sản phẩm .66
    2.4.2.Chiến lược cấp cơ sở .67
    2.4.3. Chiến lược khác biệt hóa 69
    Kết lun chương: .71


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CHO METRO HOÀN THIỆN CLKD TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012- 2016 . .72
    3.1. Quan đim và phương hướng phát trin .72
    3.1.1. Quan điểm phát triển 72
    3.1.2. Định hướng hoàn thiện CLKD 72
    3.2. Mục tiêu của Metro tại thị trường Việt Nam đến năm 2016 .76
    3.3. Các gii pháp chyếu nhm giúp cho Metro hoàn thin chiến lược kinh doanh ti Vit Nam trong giai đon 2012-2016 77
    3.3.1. Giải pháp vĩ mô 77
    3.3.2. Giải pháp vi mô 79
    Kết luận chương: .93
    KẾT LUẬN .94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96

    LỜI NÓI ĐẦU

    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Những năm trở lại đây, bộ mặt nền kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, tình hình chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đây là kết quả của chính sách mở cửa, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, các loại hình kinh doanh bán buôn, bán lẻ hiện đại dần được hình thành và phát triển trong mối quan hệ với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại Việt Nam. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp phân phối cần phải đưa ra các chính sách thúc đẩy cầu tiêu dùng hàng hóa của KH, chính sách gia tăng lượng KH và các chính sách củng cố hình ảnh của mình để tồn tại và phát triển. Các chính sách này đều nằm trong chiến lược của công ty bởi chiến lược bao trùm toàn bộ các hoạt động khác của công ty, một chiến lược đúng sẽ giúp công ty đi đúng hướng, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Đó chính là lý do đầu tiên mà tác giả chọn đề tài về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
    Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam (thuộc tập đoàn Metro) đã được thành lập từ năm 2002 với mô hình kinh doanh sỉ hiện đại (đó là kiểu siêu thị bán buôn) đã đem đến một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Tuy nhiên, Metro Việt Nam chưa bao giờ phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức như giai đoạn
    hiện nay :
    Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều như: các chợ sỉ, trung tâm bán sỉ kinh doanh theo phương thức truyền thống như Chợ Bình Tây, Trung tâm thương mại Lý Thường Kiệt .và hàng loạt các siêu thị như BigC, Intimex, CoopMart . Bên cạnh đó là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn như Carrefour từ Pháp, Takashimaya từ Nhật, Walmart .cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu thị trường để chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam. Do đó, Công ty TNHH Metro Việt Nam sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh do Metro Việt Nam thuộc tập đoàn Metro của Đức, mà hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tập đoàn Metro cũng không ngoại lệ.
    Điều này cho thấy Metro Việt Nam, nếu muốn giữ được thị phần và phát triển trong thời gian tới thì cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp với giai đoạn sắp tới.
    Bên cạnh đó thì một lí do hết sức quan trọng đó là tác giả rất quan tâm tới việc nghiên cứu chiến lược của doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình thức kinh doanh bán sỉ điển hình là Tập đoàn Metro. Từ đó, bằng những kiến thức mà tác giả đã được trang bị, tác giả sẽ phân tích, đánh giá và xây dựng những chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu cho từng thời kỳ của công ty. Đây cũng là lý do thứ ba mà người viết chọn đề tài“ Chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam.
    2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm rõ chiến lược kinh doanh mà Metro đã áp dụng tại Việt Nam, từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp để thực thi và kiểm soát những rủi ro nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016.
    3 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và thực tiễn công tác xây dựng chiến lược của Tập đoàn Metro khi tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam.
    4 Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nghiên cứu nội dung của chiến lược kinh doanh chủ yếu là chiến lược kinh doanh cấp công ty và cấp đơn vị chức năng của công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam, luận văn tập trung vào mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm và loại hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của Metro.
    - Về khách thể: Giới hạn nghiên cứu các trung tâm thương mại của Tập đoàn Metro tại Việt Nam với tên gọi là công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam (MCCVN). Do điều kiện thời gian và nguồn tài chính có hạn, chỉ chọn một số mẫu điển hình trong tổng số 13 trung tâm thương mại.
    - Về thời gian thực hiện: Một giải pháp được đề xuất để thực hiện nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Metro Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016, bắt đầu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016.

    5 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:
    - Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh của Metro.
    - Phân tích môi trường kinh doanh của Metro Cash & Carry Việt Nam bao gồm: Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài.
    - Phân tích các công cụ để hoạch định chiến lược và lựa chọn những chiến lược có thể áp dụng được cho Metro Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho Metro tại Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, đề ra một số giải pháp giúp cho Metro hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại Việt nam trong giai đoạn 2012- 2016.

    6 Tình hình nghiên cu

    - Hiện nay cũng có một số đề tài đã từng nghiên cứu về Metro Cash & Carry Việt Nam như:
    “Nghiên cu xúc tiến bán ca tp đoàn bán sMetro Cash & Carry Vit Nam” của sinh viên Lê Hữu Thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
    “Gii pháp hoàn thin hthng qun trquan hkhách hàng cho nhóm khách hàng là hkinh doanh ti Công ty TNHH Metro Cash & Carry Vit Nam” của sinh viên Trần Thị Vân Anh trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
    Từ đây có thể thấy rằng, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam. Chính từ nhận xét này đã khẳng định việc nghiên cứu đề tài là cần thiết.
    7 Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự định sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập số liệu khách hàng dựa trên bảng câu hỏi, thu thập số liệu từ hoạt động thực tế của Metro Việt Nam.
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thực hiện công tác tổng hợp lý thuyết đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các số liệu từ thực tế hoạt động của Cash & Carry Vietnam.
    8 Kết cấu của luận văn

    Ngoài trang bìa chính, trang bìa phụ, lời cảm ơn, kết luận, mục lục, tài liệu
    tham khảo . nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...