Thạc Sĩ Chiến lược kinh doanh của bộ phận sản xuất đồ gỗ nội thất công ty MUN trong giai đoạn từ 2010 đến 20

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG

    Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh, phát triển của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết phát triển có tính tự phát, kinh doanh chưa có chiến lược thực sự rõ ràng. Với vai trò là một quản trị doanh nghiệp tương lai, tôi nhận thức cần phải nắm vững các khái niệm và công cụ phân tích chiến lược kinh doanh. Trong đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế - xây dựng và thương mại MUN ( viết tắt là công ty MUN ), sẽ áp dụng các lý thuyết và mô hình Delta Project và biểu đồ chiến lược ( SM ) để xem xét doanh nghiệp đã có chiến lược một cách khoa học hay không. Trên cơ sở đó, một mặt sẽ khuyến nghị với doanh nghiệp về cách tổ chức, hoặc điều chỉnh chiến lược cho phù hợp nhất với thực tiễn kinh doanh. Mặt khác, đồ án có thể sẽ giúp cho tôi xem xét thực trạng doanh nghiệp trong môi trường Việt Nam, đã có tính khoa học và hội nhập theo hướng phù hợp với môi trường quốc tế hay chưa.


    Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn công ty MUN

    Việt Nam đang và sẽ tích cực hội nhập toàn diện với thị trường khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập có thể được tính từ khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995, sau đó là thực hiện cam kết xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, ký kết Hiệp định thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2001), trở thành thành viên Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) v.v Quá trình hội nhập này một mặt mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những thị trường lớn hơn nhưng mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp trước một sức ép cạnh tranh gay gắt. Để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh nói trên, các doanh nghiệp buộc phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp năng lực doanh nghiệp và thực tiễn. Mục đích nghiên cứu của đồ án này là áp dụng những kiến thức đã thu nạp được trong môn học quản trị chiến lược để tiến hành phân tích, đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp theo hướng khoa học, có hệ thống. Dựa vào đó, sẽ nhận thức sâu hơn các kiến thức đã được giảng dạy, hiểu cách áp dụng và có thể đánh giá các mô hình phân tích nói trên có phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam không, hay cần phải điều chỉnh mô hình đó cho sát thực tế khách quan của môi trường kinh doanh Việt Nam. Tôi lựa chọn doanh nghiệp để nghiên cứu là công ty MUN. Doanh nghiệp này được tôi lựa chọn do tôi đang làm việc tại đây, nên có thể tiếp cận sâu và đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp. Doanh nghiệp MUN đang trên đà phát triển khá tốt do người điều hành đã sớm hoạch định một chiến lược kinh doanh cho công ty. Việc áp dụng lý thuyết khoa học trong việc xem xét chiến lược kinh doanh cũng sẽ đánh giá lại một lần nữa sự đúng đắn phương hướng kinh doanh, giúp cho công ty MUN tăng sức cạnh tranh, bản thân tôi sẽ có nhiều cơ hội trong sự nghiệp của mình khi tiếp tục cống hiến cho công ty MUN một cách thiết thực và hiệu quả .

    1.2 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu

    Công ty MUN hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thiết kế kiến trúc công trình, sản xuất đồ gỗ nội thất, xuất nhập khẩu gỗ nội thất. Nhưng phạm vi nghiên cứu của đồ án này chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu nghiên cứu sẽ là chiến lược kinh doanh của bộ phận sản xuất đồ gỗ nội thất công ty MUN trong giai đoạn từ 2010 đến 2012. Với khuôn khổ của đồ án, mục tiêu nghiên cứu cụ thể sẽ giúp người viết có điều kiện để đi sâu phân tích, đánh giá chiến lược một cách khoa học và đầy đủ nhất.

    BỐ CỤC ĐỒ ÁN

    Đồ án này được bố cục thành 7 chương Tên đề tài Lời cảm ơn Tóm tắt nội dung Bố cục đồ án

    Chương 1 : Mục đích nghiên cứu

    Chương 2 : Tổng quan lý thuyết

    Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

    Chương 4 : Phân tích chiến lược hiện thời của công ty MUN

    Chương 5 : Đánh giá chiến lược hiện thời của công ty MUN

    Chương 6 : Đề xuất điều chỉnh chiến lược công ty MUN từ 2010 đến 2012

    Chương 7 : Kết luận Phần danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...