Luận Văn Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, chúng ta đã thực sự
    thấy rõ sức ảnh hưởng và sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế
    ngày càng trở nên sâu sắc giữa các quốc gia các khu vực và trên toàn thế giới.
    Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Ngày 7-11-2006, Việt
    Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 150 gia nhập WTO. Đứng trên cương
    vị của người tiêu dùng, chúng ta được tiếp cận và sử dụng hàng hóa chất
    lượng cao với giá rẻ. Tuy nhiên trên cương vị của nhà sản xuất, khi phải đối
    mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nước ngoài, khi không còn những ưu đãi
    về thuế, các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài
    quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.
    Phải làm sao nhanh chóng tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên thế giới
    trong khi khả năng về vốn khó có thể đáp ứng để trang bị toàn bộ những dây
    chuyền sản xuất hiện đại? Chính vì vậy, một số doanh nghiệp đã chọn cho mình
    chiến lược tập trung vào hoạt động nhập khẩu các linh kiện nước ngoài để lắp
    ráp trong nước. Đây cũng chính là hướng đi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
    và đầu tư Nam Việt Phát trong hoạt động sản xuất và lắp ráp xe máy.
    Với một thị trường hơn 85 triệu dân, nhu cầu phương tiện đi lại ngày
    càng gia tăng, đặc biệt là xe máy, công ty đang có một thị trường lớn, dồi dào
    và đầy tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu luôn tiềm ẩn
    những rủi ro từ những thông tin không đầy đủ cho đến những kinh nghiệm
    của nhà quản lý trong quá trình tìm hiểu, đàm phán, giao dịch và thanh toán
    với các đối tác nước ngoài. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với
    những bất ổn từ chính sách kinh tế vĩ mô và sự canh tranh gay gắt từ những
    doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế thị trường.
    Trước bối cảnh đó đã đặt cho các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy nói
    chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát nói riêng
    những cơ hội và thách thức lớn lao.
    Vì vậy qua quá trình thực tập tại công ty, được sự chỉ bảo tận tình của thầy
    giáo TS. Đàm Quang Vinh, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong
    công ty, em mạnh dạn chọn đề tài "Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty
    xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát" làm chuyên đề thực tập của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    - Mục đích của đề tài: đề xuất những biện pháp cho chiến lược hội nhập
    quốc tế của công ty Nam Việt Phát.
    - Nhiệm vụ của chuyên đề là tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
    + Khái quát chung về công ty Nam Việt Phát, phân tích các yếu tố bên
    trong công ty để nhận định điểm mạnh – yếu của công ty trong kinh doanh
    giai đoạn 2006-2009, kết hợp phân tích các yếu tố môi trường hội nhập bên
    ngoài giai đoạn 2006-2009 ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó,
    nhận diện toàn bộ các cơ hội và thách thức đặt ra cho công ty.
    + Phương hướng và một số giải pháp đến năm 2015 cho chiến lược hội
    nhập quốc tế của công ty để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: các nội dung hoạt động có tác động đến quá
    trình phát triển của công ty trong hội nhập quốc tế.
    - Pham vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích thực trạng tình hình
    hoạt động kinh doanh của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế giai
    đoạn 2006-2009 và đề xuất phương hướng và giải pháp cho chiến lược hội
    nhập quốc tế của công ty.
    4. Kết cấu chuyên đề.
    Chuyên đề chia làm 2 phần:
    Phần I: Thực trạng công cuộc hội nhập quốc tế tại công ty Nam Việt Phát.
    Phần II: Một số giải pháp cho chiến lược hội nhập của công ty Nam Việt Phát.
    Do thời gian và trình độ còn hạn chế, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý
    kiến chủ quan của cá nhân nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất
    mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...