Tiểu Luận Chiến lược định vị và giá trị thương hiệu công ty viễn thông viettel

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục​ ​ 224794217" I. Giới thiệu chung vè công ty. 1
    224794218" 1. Giới thiệu chung. 1
    224794219" 2. Triết lý kinh doanh và quan điểm phát triển. 2
    224794222" II. Nội dung chính. 3
    224794223" 1. Toàn cảnh thị trường viễn thông Việt Nam 3
    224794224" 1.1. Thị trường di động. 3
    1.2. Điện thoại cố định . . . .4
    224794225" 1.3. Internet 4
    224794226" 2. Những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Viettel 5
    224794227" 2.2.Chiến lược dịnh vị đúng. 6
    224794228" 2.3. Quan điểm kinh doanh chiến lược. 6
    224794229" 3. Xây dựng chiến lược định vi 6
    224794231" 3.1. Tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm 7
    224794234" 3.2. Sự khác biệt về giá. 7
    224794235" 3.3. Sự khác biệt về chất lượng và dịch vụ. 10
    224794236" 3.4. Tạo sự khác biệt về hình ảnh. 11
    224794237" III. Giá trị thương hiệu. 13
    224794238" 1. Thương hiệu Viettel 13
    224794239" 2. Lợi ích mang lại từ thương hiệu Viettel 14
    224794241" IV. Kết luận. 16



    [​IMG]






    CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL(VIETTEL TELECOM)CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ GIÁ TRỊ MỘT THƯƠNG HIỆU
    I. Giới thiệu chung về công ty

    1. Giới thiệu chung
    Ngày 5/4/2007 công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
    Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
    Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
    Thời gian qua, vietel đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của quý khách hàng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098. Đến nay, chúng tôi thật vinh dự được đón chào và phục vụ hơn 20 triệu khách hàng điện thoại di động, hơn một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định .sau chưa đầy 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam.
    2. Triết lý kinh doanh và quan điểm phát triển
    a. Triết lý kinh doanh
    · Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
    · Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
    · Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.
    · Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.
    b. Quan điểm phát triển
    · Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
    · Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.
    · Đầu tư nhanh và phát triển nhanh.
    · Kinh doanh hướng vào thị trường.
    · Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển.
    Ta thấy rằng có thể tạo dựng những đặc điểm khác biệt cho bất kỳ một công ty hay nhãn hiệu nào. Thay vì nghĩ rằng mình đang bán một món hàng, công ty phải thấy nhiệm vụ của mình là biến sản phẩm không khác biệt thành một sản phẩm khác biệt. Vấn đề một phần là ở chỗ phải ý thức được người mua có nhu cầu khác nhau và vì vậy mà họ chú ý đến những hàng hóa khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...