Tiểu Luận chiến lược định vị sản phẩm sữa tươi vinamilk

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều
    rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường
    một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực
    cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện
    sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các
    hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường,
    Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thịtrường. Vì vậy, nền kinh tế thị trường khi vận hành cũng phải theo những quy luật cạnh tranh. Một trong những động lực môi trường, động lực tác động đến chiến lược Marketing của các nhà sản xuất, kinh doanh là cạnh tranh. Mọi công ty phải tìm kiếm một công cụ cạnh tranh để duy trì vị thế trên thị trường. Cạnh tranh tồn tại vì công ty luôn tìm kiếm cho mình một chỗ đứng cao hơn trên thị trường, cố gắng tạo lên tính độc đáo riêng cả mình. Mục tiêu của cạnh tranh là tạo lập cho công ty một lợi thế riêng biệt cho phép công ty có một mũi nhọn hơn hẳn đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh công ty theo đuổi. Sự tìm kiếm không bao giờ ngừng này đã tạo ra động lực cho cạnh tranh và chính họ tạo ra sự tiến bộ
    trong đời sống con người.Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, phải không ngừng
    tiến bộ để đạt được ưu thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh của mình. Từ nhận thức trên, em xin trình bày “Các chiến lược định vị sản phẩm sữa tươi của công ty cổ phần sữa Vinamilk ” với hy vọng góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của công ty để công ty luôn chủ động trong “cuộc chơi” và liên tục phát triển trên con đường kinh doanh. Tiểu luận của em gồm các nội dung sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về định vị sản phẩm và thực tiễn thị trường sữa ở Việt Nam
    Chương II: Các chiến lược định vị tạo nên sự khác biệt của sản phâm sữa tươi nguyên chất của công ty Vinamilk
    Chương III: hiệu quả và các giải pháp nâng cao hiệu quả định vị sản phẩm sữa tươi trên thị trường



    NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG
    I. Khái niệm, chiến lược định vị và các bước định vị.
    1. khái niệm,
    Trong nhiều năm gần đây, thuật ngữ “định vị” đã trở thành ngôn ngữ kinh doanh đầu môi của giới quảng cáo, bán hàng và marketing. Không chỉ ở Mỹ mà khắp nơi, thầy giáo, chính trị gia và các biên tập viên cũng đang sử dụng thuật ngữ này.
    Nhiều người ta cho rằng, định vị bắt đầu xuất hiện vào năm 1972, khi Ries và Trout viết hàng loạt bài về “Kỹ Nguyên Định Vị” đăng trên tờ báo chuyên nghành quảng cáo “Advertising Age”.
    Định vị đã làm thay đổi cách mà người ta quảng cáo. Ngày nay, người ta ít dùng từ ngữ thuộc loại “đầu tiên” và “tốt nhất” và “tinh tế nhất”, mà họ nói “Chúng tôi là công ty đứng thứ hai về lĩnh vực ., tại sao làm với chúng tôi ư? Vì chúng tôi cố gắng hơn”. Người ta tìm kiếm những điểm so sánh nhiều hơn là điểm tối ưu.
    Vậy thực ra định vị là gì? Định vị cho một sản phẩm (một dịch vụ, một công ty, một tổ chức, hay một cá nhân) là chọn một vị trí trong suy nghĩ, nhận thức của những đối tượng mà sản phẩm (hoặc dịch vụ, công ty, tổ chức hay cá nhân) ấy nhắm đến và tìm cách đưa nó vào ngay vị trí đó. Người ta cho rằng trong suy nghĩ, nhận thức của con người, mọi thứ được xếp đặt trên những nấc thang theo thứ tự nhất, nhì Người ta có thể tìm kiếm một vị trí trong một chủng loại đã có, hoặc nếu các vị trí cao đã bị chiếm giữ và khó có thể giành lại được, thì họ tạo ra một thang mới (một chủng loại mới) để qua đó họ có thể chiếm lấy vị trí mà họ mong muốn.
    2. Xây dựng chiến lược định vị
    Ta đã thấy rằng có thể tạo dựng những đặc điểm khác biệt cho bất kỳ một công
    ty hay nhãn hiệu nào. Thay vì nghĩ rằng mình đang bán một món hàng, công ty phải
    thấy nhiệm vụ của mình là biến một sản phẩm khác biệt thành “một sản phẩm khác
    biệt”. Dermot Dunphy, tổng giám đốc của hãng Sealed air Corporation đã làm ra
    màng gói bằng nhựa có bong bóng, đã nói “Một bài học cần học là cho dù một sản
    phẩm có thể trông rất bình thường như thế nào đi nữa, thì nó cũng không thể trở
    thành hàng hoá. mọi sản phẩm, mọi dịch vụ đều có thể làm cho nó có những đặc
    điểm khác biệt”. Levitt và một số người khác đã nghĩ ra hàng chục cách tạo đặc điểm
    khác biệt cho một sản phẩm. Vấn đề một phần là ở chỗ phải ý thức được rằng người
    mua có những nhu cầu khác nhau và vì vậy mà họ chú ý đến những hàng hoá khác
    nhau. Song không phải tất cả những điểm khác biệt của nhãn hiệu đều có ý nghĩa hay
    có giá trị. Không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt. Mỗi điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho Công ty cũng như tạo ra ích lợi cho khách hàng. Vì vậy Công ty phải lựa chọn một cách thận trọng cách để làm cho mình
    khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thoả mãn
    được những tiêu chuẩn sau:
    ã Quan trọng: Điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số khá
    đông người mua.
    ã Đặc điểm: Điểm khác biệt đó không có ai đã tạo ra hay được Công ty tạo ra
    một cách đặc biệt.
    ã Tốt hơn: Điểm khác biệt đó là cách tốt hơn so với những cách khác để đạt
    được ích lợi như nhau.
    ã Dễ truyền đạt: Điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập và mắt người mua
    ã Đi trước: Điểm khác biệt đó không thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao
    ại.
    ã Vừa túi tiền: Người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
    Nhiều công ty đã tạo ra những điểm khác biệt không thoả mãn được một hay
    nhiều tiêu chuẩn trong số này.
    ã Tạo đặc điểm khác biệt là việc thiết kế một loạt những điểm khác biệt có ý
    nghĩa để phân biệt sản phẩm của Công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
    Mỗi công ty đều muốn khuếch trương một số ít điểm khác biệt có sức hấp dẫn mạnh
    nhất đối với thị trường mục tiêu của mình. Công ty muốn xây dựng một chiến lược
    định vị tập trung. Ta sẽ gọi tắt nó là định vị và định vị nghĩa nó như sau:
    Định vị là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của Công ty làm sao để nó chiếm
    được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của các khách hàng mục tiêu.
    Việc định vị đòi hỏi Công ty phải quyết định khuếch trương bao nhiêu điểm
    khác biệt và những điểm khác biệt nào dành cho khách hàng mục tiêu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...