Luận Văn Chiến lược đẩy nhanh xuất khẩu gạo trong những năm đầu thế kỷ 21

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    36 trang

    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế quốc dân kim ngạch xuất khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn. Xuất khẩu được coi là tiêu chí để đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế. Ở Việt Nam, thời gian gần đây mặc dù chúng ta đã tăng cường được một số mặt hàng xuất khẩu và đã chiếm lĩnh được tỷ lệ tỷ phần nhất định trên thị trường thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta như: dầu khí, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt là xuất khẩu gạo.

    Với truyền thống của nền văn minh lúa nước, Việt Nam đã và đang là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Có thể nói hằng năm Việt Nam xuất khẩu một khối lượng gạo rất lớn ra thị trường thế giới, và nó góp phần đưa bản đồ xuất khẩu Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy nhiên so với một số nước khác như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Bắc Mỹ thì trong xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chiếm lĩnh thị trường cũng như khẳng định lại vị thế của mình.

    Là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của cả nước chúng ta cần nhìn lại quá trình xuất khẩu gạo trong những năm qua để từ đó có được một chiến lược, biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm tới. Và đó cũng là lý do mà em chọn đề tài "Chiến lược đẩy nhanh xuất khẩu gạo trong những năm đầu thế kỷ XXI".

    Kết cấu của đề án gồm ba chương không kể mở đầu và kết luận:

    Chương 1: Lý luân chung về chiến lược và vai trò của hoạt động xuất khẩu.

    Chương 2:Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam trong những năm gần đây.

    Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.




    CHƯƠNG I

    LÝ LUÂN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ VAI TRÒ CỦA

    HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẤU


    I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC


    1. Khái niệm về chiến lược

    Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên có tác giả cho rằng: chiến lươc là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định thành công của doanh nghiệp .

    Theo quan điểm truyền thống, chiến lược phác thảo các mục tiêu giải pháp dài hạn; theo quan niệm hiện đại có cả chiến lược dài hạn và ngắn hạn.

    2.Hoạch định chiến lược

    2.1. khái niệm và bản chất

    2.1.1. Khái niệm

    Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lươc kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định.

    2.1.2. Bản chất

    Bản chất của hoạch định chiến lược là xây dựng bản chiến lược cụ thể trong một thời kỳ nào đó. Về cơ bản giữa hoạnh định chiến lược và xây dựng kế hoạch không giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là ở phương pháp xây dựng.

    2.2 Quy trình hoạch định chiến lược

    Quy trình hoạch định chiến lược gồm 8 bước:

    Bước 1- Phân tích và dự báo môI trường bên ngoài, trong đó cốt lõi là phân tích và dự báo về thị trường .

    Bước 2- Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường bên ngoài.

    Bước 3- Phân tích, đánh giá và phán đoán đúng môi trường bên trong doanh nghiệp . Đó là đánh giá và phán đoán về hệ thống marketing, nghiên cứu và phát triển, tổ chức nhân sự, tình hình tài chính của doanh nghiệp

    Bước 4- Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá và dự báo môi trường bên trong doanh nghiệp .

    Bước 5- Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn, ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp.

    Bước 6- Hình thành một (hay nhiều) phương án chiến lược.

    Bước 7- Quyết định chiến lược tối ưu cho thời kỳ chiến lược.

    Bước 8- Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với hai công việc trọng tâm: thứ nhất, cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các chương trịnh , phương án dự án; thứ 2, xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược.


    II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

    1.Đối với các doanh nghiệp

    Mọi doanh nghiệp đều hướng tới hoạt động xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ra nước ngoài. Xuất khẩu được xem như là chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng, cơ bản của nhiều công ty kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp đã thực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu như:

    Đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp do nâng cao được khối lượng sản xuất dẫn đến giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm đồng thời giảm được rủi ro, tối thiểu hoá sự dao dộng của nhu cầu

    Nâng cao vị thế của doanh nghiệp tạo thế và lực cho doanh nghiệp

    Hoạt động xuất khẩu có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh thông qua yêu cầu về số lượng hàng xuất khẩu, chất lượng hàng xuất khẩu

    2.Đối với nhà nước

    Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề sau:

    Thứ nhất: đẩy mạnh xuất khẩu là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng qui mô sản xuất của nhiều ngành nghề phục vụ cho xuất khẩu và nhiều ngành kinh tế khác.

    Thứ hai: Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Sự phát triển các ngành công nghiệp hướng xuất khẩu làm quy mô sản xuất đươc mở rộng nhiều ngành nghề mới phát triển từ đó sẽ thu hút thêm nhiều lao động.

    Thứ ba: Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của đất nước, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ là nguồn vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

    Thứ tư: Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành nghề theo hướng sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước.

    Thứ năm: Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

    Như vậy xuất khẩu không chỉ đóng vai trò hỗ trợ phát triển mà nó còn là yếu tố bên trong của sự phát triển góp phần thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta.


    CHƯƠNG 2

    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


    I.NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ MỚI


    1.Nhận định chung


    Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, hoạt động xuất khẩu của nước ta thuận lợi hơn nhiều so với trước . Nhìn về “thế” thì ngày nay nước ta chẳng những không còn bao vây cô lập mà đã có quan hệ kinh tế – thương mại đa dạng với nhiều nước và tổ chức quốc tế cũng như khu vực. Đứng về “lực” thì nền kinh tế của nước ta đã khác xưa , nhiều ngành đã lớn mạnh cả về lượng lẫn chất, có khả năng gia tăng đáng kể hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu với chất lượng có thể cạnh tranh trên thương trường thế giới.Trên phạm vi khu vực và toàn cầu, những thoả thuận về việc thuyên giảm hàng rào thuế quan, dỡ bỏ các biện pháp phi thuê quan tạo ra thị trường xuất khẩu rộng mở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...