Thạc Sĩ Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT-MAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
    CỦA VIỆT NAM

    1.1, Giới thiệu về thị trường Mỹ :
    1.1.1, Đặc điểm đất nước, văn hóa, con người Mỹ:
    Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới (9.629.091 km2 chiếm 6,2%
    diện tích toàn cầu) và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác
    nhau trên thế giới, Mỹ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận
    người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như
    người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic, và người Châu Á
    cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến
    Mỹ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn
    chiếm dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở Mỹ đều có những bản sắc riêng
    của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, và phong tục; do vậy, rất khó có thể
    khái quát chính xác được văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở
    nước này.
    Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung,
    người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo,
    hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn
    đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.
    Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào
    vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định
    trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số
    liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về
    phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Mỹ, “có
    đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh
    doanh.
    Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói
    vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là
    được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi
    trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc
    “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi
    trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn
    phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ
    trách việc mà bạn quan tâm.Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác
    nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô
    bạo nếu so sánh với văn hóa Châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn
    nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói
    đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ - nếu ai đó
    nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy
    thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.
    Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn
    uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ
    hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang
    máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra
    hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù
    chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.
    Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ
    thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa vừa
    gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự, trong khi
    đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân
    và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là những người chào hàng phải
    chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn.
    Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc được tiến hành thông qua phiên
    dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa. Trong các cuộc họp
    hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến
    của mình. Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu
    Á. Do vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ
    cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ.
    1.1.2, Đặc điểm kinh tế của thị trường Mỹ:
    Đồng USD của Mỹ vẫn là đồng tiền thanh toán quốc tế thịnh hành nhất.
    Hiện khoảng 60% tiền mặt USD lưu hành ở ngoài nước Mỹ; tất cả thanh toán trong
    lĩnh vực dầu khí, năng lượng thế giới đều bằng USD Mỹ. Trong điều kiện đó, tỷ
    giá USD luôn là một vấn đề mấu chốt trong quan hệ kinh tế thương mại của Mỹ
    với bên ngoài, là một nội dung chủ yếu của các cuộc gặp G7/G8 hàng năm. Mỹ và
    các đối tác của Mỹ có thể mất hoặc được lợi hàng tỉ USD, và sức cạnh tranh kinh
    tế có thể bị tác động lớn chỉ vì sự thay đổi tỷ giá đó chứ không phải do kết quả của
    sản xuất trực tiếp. Vì vậy chính sách tiền tệ và quan hệ với thị trường vốn và tài
    chính thế giới ra sao là một vấn đề đại sự trong nền kinh tế. Việc đa số các nước
    đến nay dự trữ ngoại tệ chủ yếu bằng USD Mỹ mang lại lợi thế cho Mỹ (tuy cũng
    có mặt khác, làm đồng tiền Mỹ tùy thuộc tình hình bên ngoài). Gần đây Trung
    Quốc và một vài nước đã tính đến đa dạng hóa dự trữ đó qua các đồng tiền khác để
    tránh rủi ro lớn nếu giá USD tụt giảm do tình trạng thâm thủng các cân đối tài
    chính của Mỹ.
    Hiến pháp Mỹ qui định Quốc hội Mỹ có quyền quản lý ngoại thương và
    quyết định về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu,
    ấn định hạn ngạch nhập khẩu, hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế rất
    phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Mỹ mà còn của các nước khác;
    nên nhiều trách nhiệm trong những lĩnh vực này đã đuợc Quốc hội ủy quyền cho
    các cơ quan hành pháp. Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được Quốc hội
    ủy quyền, các cơ quan hành pháp được ủy quyền có trách nhiệm tham vấn thường
    xuyên và chặt chẽ với các ủy ban có liên quan của Quốc hội và các nhóm cố vấn
    của khu vực tư nhân.
    1.1.2.1, GDP của Mỹ:
    Hiện nay, và trong nhiều thập kỷ nữa, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn
    nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Năm 1999, GDP của Mỹ là 9.350 tỷ
    USD trong khi của cả thế giới khoảng 40.700 tỷ USD và của cả khối G7 là 15.170
    tỷ USD. Năm 2000, GDP của Nhật bằng 32% GDP của Mỹ, Đức bằng 19,4%,
    Pháp bằng 14,6%, và Anh bằng 13,7%. Mặc dầu, tỷ trọng GDP của Mỹ trong tổng
    GDP của toàn thế giới có xu hướng giảm, song hiện nay, Mỹ vẫn là nước có thu
    nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu người đứng đầu thế giới.
    Năm 2005, tổng thu nhập quốc dân của Mỹ đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ USD (tính
    theo sức mua – (PPP)purchasing power parity), chiếm khoảng 20.34% tổng GDP
    toàn thế giới. Thu nhập bình quân đầu người ở năm 2005 đạt 41.557 USD (Xem
    bảng 1.1).

    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

    2.1, Thực trạng về nhu cầu hàng dệt may của thị trường Mỹ:
    2.1.1, Những yêu cầu của thị trường Mỹ về ngành hàng dệt may:
    2.1.1.1, Những quy định pháp luật về nhập khẩu hàng hóa của Mỹ:
    Hệ thống pháp luật chặt chẽ, phức tạp, đội ngũ lobby, luật sư luôn tìm mọi
    cách để tạo ra các sự kiện. Một thị trường có rất nhiều vụ tranh chấp về bán phá giá,
    tự vệ và chống tự lập. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ, và các
    doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các
    tranh chấp thương mại. Tại một hội thảo gần đây về quan hệ thương mại doanh
    nghiệp Việt-Mỹ, luật sư Ross Meador, Chủ tịch Công ty Rogers & Meador, cho
    rằng các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc soạn thảo các hợp đồng và nên nhờ đến
    các luật sư tư vấn để hạn chế những tranh chấp cũng như tránh bị thiệt hại từ
    những quan hệ thương mại được điều chỉnh bởi hợp đồng. Theo bà Lee Baker, cố
    vấn pháp luật Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ, khi ký hợp đồng với đối tác Mỹ, các
    doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, bảo đảm hợp đồng có thể tái
    tục và được sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý
    trong trường hợp có tranh chấp; nên chọn các quy định phán quyết của tòa án Mỹ
    vì các quy định phán quyết của tòa án Việt Nam có thể gặp khó khăn khi buộc các
    doanh nghiệp Mỹ thi hành.
    Hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải tuân theo các luật và qui
    định về sản phẩm như:
    Luât phân biệt sản phẩm sợi dêt (Textile Fiber Products Identification Act –
    TFPIA) và các quy định của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) quy định các
    sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Mỹ phải được dán tem hoặc gắn nhãn hoặc đánh
    dấu cung cấp những thông tin liên quan đến loại sợi trừ khi được miễn trừ theo
    mục 12 của luật này). Trong trường hợp không phải là sản phẩm để bán hoặc phân
    phối đến người tiêu dùng cuối cùng thì hóa đơn hay các giấy tờ khác có những
    thông tin yêu cầu có thể sử dụng thay cho tem hoặc nhãn (phụ lục 2)
    Luật nhãn hàng sản phẩm len (WPLA). Tất cả các sản phẩm có chứa sợi len
    khi nhập khẩu vào Mỹ (trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn
    20 năm trước khi nhập khẩu) đều phải có tem hoặc gắn nhãn với những thông tin
    theo yêu cầu của Luật nhãn sản phẩm len năm 1939 (Wool Products Labeling Act
    1939) và các quy định dưới luật do FTC ban hành (phụ lục 3).
    Quy định về nhãn sử dụng (Care Labeling) yêu cầu các nhà sản xuất và
    nhập khẩu quần áo và các sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn thông thường
    về bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó được bán cho người mua
    hay thông qua việc sử dụng các ky hiệu về bảo quản hay các cách đọc khác được
    mô tả trong quy định này (phụ lục 4). Quy định về nhãn hiệu hay quyền sở hữu
    công nghiệp rất chặt chẽ. Nhãn hiệu phải dính liền sản phẩm viết bằng tiếng Anh
    dễ hiểu (nếu nhãn hiệu bị mất hoặc không có, Hải quan sẽ không cho nhận hàng
    hoặc buộc phải nộp tiền phạt có khi tới 10%). Những nhãn hiệu bắt chước hoặc vi
    phạm quyền sở hữu sẽ không cho nhập khẩu hoặc sẽ bị cấm nhập khẩu.
    Thủ tục hải quan cũng rắc rối: các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ phần
    lớn thuê các nhà môi giới để làm các thủ tục hải quan (thường được gọi là Customs
    Broker) chứ không trực tiếp làm thụ tủc tục hải quan. Vì thế, theo các chuyên gia
    về pháp luật, một vướng mắc mà doanh nghiệp hay gặp là thủ tục hải quan khi xuất
    khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ; phần lớn những trục trặc về thủ tục này rơi vào
    trường hợp doanh nghiệp chưa biết cách điền vào tờ khai, khai không đúng số
    lượng, chi tiết về hàng hóa trong bảng kê Hải quan Mỹ sẽ căn cứ trị giá trên hóa
    đơn thương mại làm cơ sở để tính thuế, và coi đó là giá trị thực của hàng hóa, cho
    nên ngoài chi tiết thông thương trên hóa đơn thương mại cần ghi đầy đủ các chi tiết
    như: chiết khấu, giảm giá, cước phí, lệ phí
    Đối với hàng dệt may việc khai báo xuất xứ hàng hóa rất quan trong và cần
    thiết, đó là yêu cầu phải xuất trình khi làm thủ tục hải quan. Cơ quan Hải quan và
    Bảo vệ biên giới Mỹ mới ra một quy định tạm thời về việc khai báo xuất xứ hàng
    dệt may. Theo đó sẽ hủy bỏ quy định cũ về khai báo (19 CFR 12.130) đối với tất cả
    hàng dệt và may và thay vào đó, các nhà nhập khẩu phải khai báo mã số của nhà
    sản xuất (Manufacturer Identification Code - MID). Quy định này sẽ được áp dụng
    cho tất cả hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm cả các mặt hàng
    may mặc bị áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa là thành viên của
    WTO mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định hàng dệt may song.Với việc loại bỏ tờ khai
    hàng dệt may, quy định mới này (tên văn bản 19 CFR 102) đã được sửa đổi và nêu
    ra những yêu cầu về xuất xứ đồng thời hướng dẫn cách thức xây dựng mã code của
    nhà sản xuất. Hải quan Mỹ cho biết, nhà nhập khẩu (hoặc môi giới hải quan) là
    người sẽ xác định MID dựa trên những thông tin về công ty, điền vào các mẫu khai
    hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.Trường hợp cơ quan Hải quan tại một cảng nào
    bất kỳ thấy nghi ngờ về khai báo MID không đúng, cảng có thể yêu cầu sửa chữa
    thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu. Những lỗi lặp lại về việc xác định MID khi
    nhập khẩu hàng dệt may sẽ đưa đến việc đánh giá mức phạt đối với nhà nhập khẩu
    hay môi giới hải quan do không lưu tâm đúng mức.


    CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
    ĐẾN NĂM 2010

    3.1, Cơ sở hình thành các chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
    Nam vào thị trường Mỹ:
    3.1.1, Ma trận SWOT
    Người viết sử dụng ma trận SWOT trên cở sở kết hợp các điểm mạnh, điểm
    yếu, cơ hội và thánh thức đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ để đề
    ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
    Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như đã phân tích tại
    chương 2 trên đây, và đặc điểm riêng của hàng dệt may Việt Nam, lợi thế của hàng
    dệt may tại thị trường Mỹ hiện nay, mối quan hệ thương mại giữa hai chính phủ,
    rào cản tạm thời (vì Việt Nam chưa là thành viên của WTO), xây dựng ma trận
    SWOT cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.

    3.1.2, Mục tiêu chiến lược:
    3.1.2.1, Mục tiêu chung của ngành dệt may:
    Nâng cao trình độ công nghệ, đạt được nhữngtiến bộ như các nước trong
    khu vực và đến năm 2010 tương đương với các nước phát triển trong khu vực
    ASEAN hiện nay.
    Hướng vào xuất khẩu nhằm tăng thu ngọai tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái
    sản xuất mở rộng, thỏa mãn nhu cầu trong nước, từng bước đưa công nghiệp dệt
    may trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết
    khoảng 4 triệu người lao động đến năm 2010 với mức thu nhập bình quân khoảng
    2.000.000 đồng/người/tháng.
    Tăng tỉ lệ gia tăng tạo ra trong nước để tăng hiệu quả xuất khẩu, phấn đấu
    sử dụng 60% nguyên phụ liệu nội địa vào năm 2010, từng bước nâng cao tính tự
    chủ của ngành sản xuất và kinh doanh hàng dệt may.
    Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010 đạt 25% so với cùng
    kỳ năm trước
    3.1.2.2, Mục tiêu cụ thể cho hàng dệt may vào thị trường Mỹ:
    Giữ vững tốc độ tăng như trong những năm còn bị Mỹ áp đặt hạn ngạch và
    gia tăng kim ngạch, đến năm 2010, kim ngạch tăng trung bình 25%/năm.
    Thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Mỹ để biết
    nhu cầu thị hiếu của thị trường kịp thời.
    Chuyển dần phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh
    (FOB).
    Xây dựng thương hiệu mặt hàng mạnh cùng với việc đa dạng hóa và nâng
    cao chất lượng sản phẩm; tăng dần hàm lượng nội địa trong sản phẩm (60%nguyên
    phụ liệu nội địa)
    Đầu tư tăng quy mô sản xuất và xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp và gián
    tiếp có trình độ chuyên nghiệp cao.
    3.2, Các nhóm giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
    Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010: 3.2.1, Nâng cao nhận thức về vai trò của hàng dệt may trong chiến lược
    xâm nhập thị trường Mỹ:
    Mỗi doanh nghiệp dệt may phải biết tạo ra và tận dụng sức mạnh của mình
    trong mối liên kết với các doanh nghiệp dệt may khác để gây ấn tượng và thu hút
    sự quan tâm của người tiêu dùng tại thị trường Mỹ. Hiệp hội Dệt-May là tổ chức
    nắm rõ năng lực của từng doanh nghiệp nên có những biện pháp như tổ chức các
    hội nghị các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế để đề ra những
    phương hướng hợp ly trên cơ sở đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.
    Các doanh nghiệp dệt may quốc doanh có uy tín, có đội ngũ quản trị giỏi sẽ
    đóng vai trò chủ đạo như công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt Thắng Lợi Và
    phương hướng hợp lý hiện nay là làm thế nào để gia tăng kim ngạch xuất khẩu,
    xâm nhập vào thị trường mới. Mỗi doanh nghiệp đều phải ý thức được vị trí và vai
    trò của mình trong việc đóng góp làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Mỗi doanh
    nghiệp dệt may có đặc thù riêng về kỹ thuật và quản lý hoạch định chiến lược cơ
    bản, chuyên môn hóa mặt hàng dệt may của mình mà mình đang có ưu thế, đưa ra
    khung giá phù hợp và cạnh tranh hơn, ngăn chận sự cạnh tranh trong nội bộ ngành
    dệt may.
    3.2.2, Xây dựng, triển khai qui họach chiến lược phát triển khuyến khích
    xuất khẩu hàng dệt may
    3.2.2.1, Đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang;
    Các doanh nghiệp liến kết với nhau thường xuyên tổ chức các cuộc thi về
    thiết kế thời trang, mời các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi tham dự, dựa trên xu
    hướng tiêu dùng của thị trường Mỹ. Sau đó triển khai sản xuất và xuất khẩu các
    mẫu mã đoạt giải.
    Hàng năm, Nhà nước nên khen thưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp
    có mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 100.000USD với mức
    thường 1% kim ngạch xuất khẩu đạt được.
    Bản thân từng doanh nghiệp dệt may như một số doanh nghiệp dệt may đã
    làm, nên thành lập phòng thiết kế mẫu gồm 3 người: 1 nhà thiết kế hay ky hợp
    đồng dài hạn với một nhà thiết kế tên tuổi, 1 thợ may mẫu, 1 người tìm kiếm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...