Thạc Sĩ Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế,
    nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới -
    WTO. Việc hội nhập đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng
    trên sân chơi quốc tế. Các nước sẽ không còn phân biệt mức thuế áp dụng cho
    doanh nghiệp Việt Nam như trước đây. Sau một thời gian gia nhập WTO, các doanh
    nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhìn thấy rất nhiều cơ hội đầu tư trực tiếp ra nước
    ngoài và chính họ đã và đang góp phần làm thay đổi dần quan niệm về đầu tư ra
    nước ngoài từ phía nhà nước Việt Nam.
    Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hình thức thâm nhập thị trường phát triển
    gần đây tại các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tiễn thế giới đã chứng tỏ rằng một
    quốc gia mà có dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều
    khả năng mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng nguồn nguyên
    liệu tại chỗ, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước; đồng thời,
    tăng cường khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với
    các nước trong khu vực và trên thế giới. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn là cách
    để doanh nghiệp bảo toàn vốn hữu hiệu.
    i. Đặt vấn đề
    Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp có thể chọn
    các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế như: xuất khẩu (Exporting), dự án trao
    tay (Turnkey Projects), chuyển nhượng giấy phép (Licensing), nhượng quyền
    thương mại (Franchising), sản xuất theo hợp đồng (Contract Manufacturing), hợp
    đồng quản trị (Management Contracting), liên doanh (Joint Ventures), công ty con
    sở hữu toàn bộ (Wholly Owned Subsidiaries), liên minh chiến lược (Strategic
    Alliances) ; hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua liên doanh hoặc
    công ty con sở hữu toàn bộ là một trong những phương cách tốt nhất giúp doanh
    nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của mình trên thế giới.
    Song song với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước
    ngoài là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách mở 2
    cửa để hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất
    là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hoặc sản xuất dư thừa ở trong nước
    như vốn, lao động, công nghệ . ra bên ngoài để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng
    lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong
    nước và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhằm thu được lợi ích cao nhất trong kinh tế.
    Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dù còn mới mẻ đối với Việt Nam
    nhưng từ lâu đã không còn xa lạ với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đây chính
    là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao đối với Việt Nam. Mặc dù có không ít
    rủi ro, nhưng đó là một tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị
    trường, nâng vị thế của doanh nghiệp nói riêng và hình ảnh của Việt Nam nói chung
    trên trường quốc tế. Thời gian vừa qua, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
    doanh nghiệp Việt Nam tuy vốn không lớn nhưng bước đầu đã đem lại những hiệu
    quả nhất định. Trong xu thế hội nhập sâu rộng, chắc chắn, số dự án đầu tư trực tiếp
    ra nước ngoài của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở ba con số. Do đó, cơ hội đẩy
    mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào
    thời điểm này là rất lớn và rõ ràng đang có chiều hướng thuận lợi cho các doanh
    nghiệp Việt Nam.
    Mặt khác, tuy đã có một số doanh nghiệp thành công bước đầu khi đầu tư
    trực tiếp ra nước ngoài, nhưng đại đa số doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trên nhiều
    phương diện để thực hiện các dự án đầu tư ra ngoài. Có thể nói đầu tư trực tiếp ra
    nước ngoài là cơ hội đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hay quốc gia; nhưng để
    biến cơ hội thành thực tiễn hành động là một con đường rất dài, đòi hỏi một thế và
    lực tương xứng để có thể đi trọn con đường “gian nan” ấy. Trong xu hướng phát
    triển sắp tới, nhiều chuyên gia nhận định hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
    tại Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng. Như vậy, Việt Nam cần phải làm gì trong
    giai đoạn hiện nay và sắp tới để nâng cao thế và lực cho mình, làm như thế nào để
    có thể nắm bắt và biến cơ hội thành hành động hiệu quả? Ngay lúc này, nhu cầu
    thực tiễn đòi hỏi phải có chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam với
    những giải pháp thích hợp, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động này từng bước phát
    triển như các nước trong khu vực và thế giới. Xuất phát từ ý nghĩa và bối cảnh đó,
    tác giả đã chọn đề tài “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 3
    trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ
    kinh tế của mình.
    ii. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của luận án là (1) Phân tích thực trạng tình hình hoạt
    động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua về phía cơ
    quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhằm tìm ra những khó khăn và hạn chế
    đang cản trở sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; và (2)
    Nghiên cứu xây dựng các quan điểm đẩy mạnh hoạt động này, đồng thời dự báo về
    khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong quá trình hội nhập; từ
    đó, đề xuất hệ thống giải pháp (nhóm giải pháp về chiến lược, chính sách của nhà
    nước và nhóm giải pháp xuất phát từ doanh nghiệp) để đẩy mạnh hoạt động đầu tư
    trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
    Từ mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm:
     Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
    Việt Nam thời gian qua?
     Những thành công và khó khăn, hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp ra
    nước ngoài ở Việt Nam?
     Giải pháp nào để đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
    trong tương lai?
    iii. Phương pháp, thông tin và thiết kế nghiên cứu
     Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp định tính: Nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt
    động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã xuất bản trong các tạp chí khoa học trong và
    ngoài nước, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, các tài liệu nghe nhìn; kết quả từ
    thảo luận nhóm mục tiêu; để làm cơ sở cho việc nghiên cứu định lượng tiếp sau.
    Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn tay đôi các doanh nghiệp đã đầu tư trực
    tiếp ra nước ngoài.
     Phương pháp định lượng: Thông qua tiến hành khảo sát các doanh nghiệp
    dự định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.4
     Ngoài ra, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp truyền thống gồm:
    phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả và so sánh.
     Thông tin nghiên cứu
     Thông tin thứ cấp: Thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và
    Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, báo chí,
    tạp chí chuyên ngành, internet và thông tin của các tổ chức nghiên cứu liên quan.
     Thông tin sơ cấp: Thu thập ý kiến từ các doanh nghiệp đã và chưa (dự
    định) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
     Thiết kế nghiên cứu
    Nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn chính: giai đoạn 1 nghiên cứu
    định tính, giai đoạn 2 nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu
    được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows 15.0 để phân tích các yếu tố thống
    kê cơ bản (Phụ lục IV).
     Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
    Dựa vào các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả xây dựng và
    hoàn thiện thang đo lường các khái niệm nghiên cứu; nghiên cứu lý thuyết dựa trên
    nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nghiên cứu đã xuất bản trong các tạp chí
    khoa học trong và ngoài nước, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, các tài liệu
    nghe nhìn v.v
    Tác giả đã tiến hành trao đổi, thảo luận, phỏng vấn tay đôi dựa trên những
    câu hỏi được chuẩn bị trước (Phụ lục I) với các doanh nghiệp đã đầu tư trực tiếp ra
    nước ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu định tính còn được thực hiện thông qua kỹ thuật
    thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu.
    Giai đoạn này được xem là nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá, điều chỉnh và
    bổ sung các yếu tố trong bảng câu hỏi phù hợp với thang đo. Kết quả của giai đoạn
    nghiên cứu này sẽ được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu
    hỏi sử dụng chính thức trong nghiên cứu định lượng. 5
     Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng
    Phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để
    trực tiếp điều tra khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp dự định đầu tư trực tiếp ra
    nước ngoài (Phụ lục II), nhằm đánh giá thực trạng tình hình hoạt động đầu tư trực
    tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua cả về phía cơ quan quản lý nhà
    nước, lẫn phía doanh nghiệp; tìm ra những khó khăn và hạn chế mà hoạt động này
    đang gặp phải.
    Trước khi phỏng vấn chính thức sẽ tiến hành phỏng vấn thử nhằm bổ sung
    thêm một số tiêu chí cho phù hợp và hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi nhằm tránh hiểu sai
    nội dung cần phỏng vấn.
    iv. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
    ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có chú trọng nghiên cứu thể chế
    chính sách tác động đến hoạt động này để xây dựng chiến lược phát triển.
    Các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
    được nghiên cứu mang tính tổng quát, không phân tích chi tiết từng ngành cụ thể.
    Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 1989 (năm bắt đầu có dự án đầu tư trực
    tiếp ra nước ngoài) đến hết tháng 7 năm 2008 ở Việt Nam.
    Các thông tin và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra các doanh
    nghiệp tại Việt Nam.
    v. Những vấn đề nghiên cứu có liên quan
    Ở Việt Nam từ trước đến nay hầu như rất ít sách cũng như đề tài nghiên cứu
    về lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hiện tại chỉ có duy nhất 1 quyển sách
    “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” của PGS.TS.
    Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2006. Tuy
    nhiên, những số liệu trong quyển sách này đã cũ. Mặt khác, quyển sách không đi
    sâu nghiên cứu bằng phương pháp định lượng để có thể đánh giá khách quan hoạt
    động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, xác định nhân tố ảnh hưởng, dự báo xu hướng
    phát triển và đề xuất hệ thống giải pháp. Từ đó, càng thôi thúc tác giả - trên cơ sở 6
    các nghiên cứu của chính tác giả trước đây - chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm
    tìm ra giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong bối
    cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
    Có 5 bài viết của tác giả (và đồng tác giả) đã được công bố trên Tạp chí Phát
    triển kinh tế (tạp chí khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
    Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo) liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể gồm:
    1. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2005), “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt
    Nam: Khó khăn và thách thức”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 173, trang 16-19;
    2. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2005), “On Possibility of Investing Abroad by
    Local Companies”, Economic development Review, Number 130, pp. 12-13;
    3. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2007), “Overseas
    Investment from Vietnam under the Trend of International Integration”, Economic
    development Review, Number 150, pp. 14-16;
    4. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2008), “Thâm nhập thị
    trường thế giới bằng hoạt động nhượng quyền kinh doanh của doanh nghiệp Việt
    Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 208, trang 9-12;
    5. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2009), “Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước
    ngoài của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế,
    số 220, trang 45-51.
    Tất cả các nghiên cứu đã công bố nói trên chỉ là những lát cắt từ nhiều góc
    độ về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, chúng
    chưa phải là một nghiên cứu toàn diện - bằng kết quả khảo sát và các luận cứ khoa
    học - để đi đến xây dựng chiến lược về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho Việt
    Nam, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    vi. Những điểm mới của luận án
    Một là, chọn nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
    nước Đông Á - do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều nét tương
    đồng - để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu dụng cho Việt Nam;7
    Hai là, trình bày một bức tranh toàn cảnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
    Việt Nam gần 20 năm qua bằng những lát cắt: (1) phân theo thời gian, (2) phân theo
    ngành kinh tế và (3) phân theo đối tác;
    Ba là, chỉ ra những hạn chế thuộc về chính sách, pháp luật, công tác quản lý
    nhà nước; và những khó khăn từ phía doanh nghiệp cần phải nhanh chóng khắc phục;
    Bốn là, thông qua thảo luận với các doanh nghiệp có dự án đầu tư trực tiếp ra
    nước ngoài, cũng như kết quả điều tra những doanh nghiệp có dự định đầu tư trực
    tiếp ra nước ngoài; luận án khắc họa sự sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
    cộng đồng doanh nghiệp, đây cũng chính là cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải
    pháp thúc đẩy hoạt động này;
    Năm là, đề ra hệ thống giải pháp (nhóm giải pháp về chiến lược, chính sách
    của nhà nước và nhóm giải pháp xuất phát từ doanh nghiệp) có tính khả thi để đẩy
    mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.
    vii. Kết cấu của luận án
    Kết cấu chính của luận án gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương. Ngoài ra
    còn có bảng thuật ngữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, tài liệu tham khảo
    và phần phụ lục. Cụ thể như sau:
     Phần mở đầu
    Phần này trước tiên sẽ xác định vấn đề nghiên cứu từ đó hình thành mục tiêu
    và câu hỏi nghiên cứu; giới thiệu phương pháp, thông tin và thiết kế nghiên cứu.
    Phần này cũng chỉ rõ phạm vi nghiên cứu, những vấn đề nghiên cứu có liên quan,
    những điểm mới cũng như kết cấu của luận án.
     Chương 1. Cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Nội dung chính của chương 1 này đề cập đến những vấn đề mang tính lý
    luận liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, kinh nghiệm đầu tư
    trực tiếp ra nước ngoài của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.8
     Chương 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
    Chương 2 đề cập đến tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
    Việt Nam trong thời gian qua về phía cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp,
    những thuận lợi và khó khăn, hạn chế đang cản trở sự phát triển của hoạt động đầu
    tư trực tiếp ra nước ngoài. Chương này còn phân tích kết quả khảo sát tình hình
    thực tế để đưa ra những cơ sở xây dựng thang đo, kiểm định các giả thuyết nhằm
    phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra
    nước ngoài Việt Nam.
     Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
    Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
    Dựa trên kết quả phân tích từ chương 2, chương này sẽ xây dựng các quan
    điểm, đồng thời dự báo về khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
    trong tiến trình hội nhập kinh tế. Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp (nhóm giải pháp
    về chiến lược, chính sách của nhà nước và nhóm giải pháp xuất phát từ doanh
    nghiệp) nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
     Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...