Luận Văn Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia trung quốc và bài học kinh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC 5
    1.1.Khái quát về các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc 5

    1.1.1.Khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNCs) . 5

    1.1.2.Kết cấu của công ty xuyên quốc gia 6

    1.2.Chiến lược đầu tư và vai trò của chiến lược đầu tư đối với hoạt động đầu tư

    trực tiếp ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc 7

    1.2.1.Khái niệm “chiến lược” và “chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài” . 7

    1.2.2.Vai trò chiến lược đầu tư đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc . 9
    CHƯƠNG II. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRUNG QUỐC . 11

    2.1.Chiến lược đầu tư chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc và các chính sách của chính phủ đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
    2.1.1.Các chiến lược đầu tư chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc11

    2.1.2.Những chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
    2.1.2.1.Xây dựng các cơ quan hoạch định và ban hành chính sách phát triển OFDI 13
    2.1.2.2.Các chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc 15

    2.2. Chiến lược đầu tư FDI của TNCs Trung Quốc tại các thị trường tiêu biểu17

    2.2.1. Chiến lược đầu tư của TNCs Trung Quốc tại thị trường Châu Phi 17

    2.2.1.1. Môi trường đầu tư tại Châu Phi . 17

    2.2.1.2. Chiến lược đầu tư của TNCs Trung Quốc tại Châu Phi 20


    2.2.2 . Chiến lược đầu tư của TNCs Trung Quốc tại thị trường Mĩ La Tinh và

    vùng Caribbean . 36

    2.2.2.1. Môi trường đầu tư tại Mĩ La Tinh và vùng Caribbean 36

    2.2.2.3. Đánh giá kết quả chiến lược đầu tư của các TNCs Trung Quốc tại Mĩ

    La Tinh và vùng Caribbean . 50

    2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động đầu tư FDI của các TNCs

    Trung Quốc 56

    2.3.1. Bài học thành công của các TNCs Trung Quốc 56

    2.3.1.1.Sự kết hợp chặt chẽ giữa chính phủ và các TNCs Trung Quốc 57

    2.3.1.2.Sự rõ ràng trong động cơ đầu tư FDI của các TNCs 59

    2.3.2.Bài học chưa thành công của các TNCs Trung Quốc 60

    2.3.2.1.Hạn chế trong các vấn đề điều hành của các cơ quan nhà nước . 60

    2.3.2.2.Hạn chế trong khả năng điều hành, quản lí của các TNCs Trung Quốc

    để có thể phát huy tối đa hiệu quả chiến lược . 61

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÁC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC 63
    3.1. Tình hình chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp

    Việt Nam đến nay 63

    3.1.1. Thực trạng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt

    Nam . 63

    3.1.1.1.Tìm kiếm tài nguyên: 64

    3.1.1.2.Tìm kiếm thị trường: . 66

    3.1.1.3.Tìm kiếm hiệu quả: . 67

    3.1.2. Đánh giá tình hình chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay . 67
    3.1.2.1.Tích cực . 68

    3.1.2.2.Hạn chế 69

    3.2.Một số kiến nghị đối với việc xây dựng chiến lược thúc đẩy đầu tư trực tiếp

    nước ngoài của Việt Nam . 70


    3.2.1. Đề xuất chiến lược đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam tại hai thị

    trường Châu Phi, Mĩ La Tinh và vùng Caribbean 70

    3.2.1.1. Lựa chọn chiến lược đầu tư . 70

    3.2.1.2. Lựa chọn thị trường đầu tư 71

    3.2.1.3. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư chủ lực có khả năng cạnh tranh 71

    3.2.1.4. Lựa chọn hình thức đầu tư . 74

    3.2.1.5. Nghiên cứu thị trường 74

    3.2.1.6. Lên kế hoạch, triển khai và quản lí dự án 74

    3.2.2. Kiến nghị đối với chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 75
    3.2.2.1. Kiến nghị Chính phủ gia tăng việc quản lí chiến lược OFDI 75

    3.2.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài77

    3.2.2.3. Kiến nghị về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước . 78

    3.2.2.4. Các chiến lược hỗ trợ dài hạn 80

    KẾT LUẬN 82




    TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    Đề tài: “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” gồm 3 chương:
    Trong Chương I, phần đầu, đề tài đưa ra một số những khái niệm, đặc điểm cơ bản về công ty xuyên quốc gia – những chủ thể trực tiếp thực hiện quá trình đầu tư ra nước ngoài. Tiếp đó, chú trọng làm rõ tầm quan trọng của các chiến lược đầu tư đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là các công ty xuyên Trung Quốc.
    Trong Chương II, đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng các chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc tại hai thị trường Châu Phi và Mỹ La-tinh. Thông qua việc đánh giá những kết quả đầu tư đã đạt được, đề tài nhấn mạnh việc tìm ra những bài học thành công và chưa thành công trong việc áp dụng các chiến lược đầu tư ấy. Những bài học thành công và chưa thành công đóng vai trò quan trọng như những kinh nghiệm quí báu giúp ích thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Trong Chương III, với mục đích kiến nghị những giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, phần đầu đề tài tập trung chỉ ra được tình hình đầu tư cũng như các chiến lược đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay. Sau đó, qua quá trình đánh giá các chiến lược đầu tư, nhóm nghiên cứu chỉ ra những một số những mặt hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các chiến lược đầu tư ấy. Cuối cùng, đề xuất các kiến nghị, giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai dựa trên việc học hỏi những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình đầu tư của các TNCs Trung Quốc.


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là xu thế phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và thu hút được sự tham gia của nhiều các quốc gia và công ty xuyên quốc gia (TNCs) trên thế giới. Mặc dù, các TNCs có nguồn gốc từ các nước phát triển.Tuy nhiên ngày nay, ở các nước đang phát triển cũng đã xuất hiện nhiềuTNCs, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành các chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Nổi bật trong những năm gần đây là sự lớn mạnh các TNCs Trung Quốc. Đây là các TNCs được xếp hạng một trong 50 TNCs nổi tiếng trên toàn cầu. Để đạt được kết quả như vậy, nhà nước Trung Quốc và các TNCs Trung Quốc và các TNCs Trung Quốc đã có những chính sách, chiến lược phát triển rất đúng đắn.
    Trong những năm qua, cùng với việc tăng cường thu hút FDI từ bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh ra thị trường thế giới.Tuy nhiên, so với Trung Quốc, khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNCs) ở Việt Nam còn khá mới mẻ và hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao.Sau khi là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, bên cạnh những thuận lợi đạt được, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều những thách thức, khó khăn mới khi tham gia vào thị trường quốc tế. Để hoạt động đầu tư kinh doanh ra thị trường nước ngoài có được những kết quả thành công,chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần có những học hỏi từ thế giới, đặc biệt là Trung Quốc- một đất nước có rất nhiều những đặc điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, chính trị và văn hóa Vì vậy,nghiên chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các TNCs Trung Quốc là một điều rất cần thiết để Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia và thị trường thế giới.
    Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM DÀNH CHO VIỆT NAM”cho công trình nghiên cứu của nhóm.


    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Vào năm 1982, một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên có đề cập đến hoạt động đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài được thực hiện bởi các nhà kinh tế quốc tế như là Dunning and Gray. Trong quá trình nghiên cứu, họ đã chỉ ra được những đặc điểm nổi bật nhất của trong hoạt động đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài. Bằng phương pháp thu thập xử lý số liệu và kiểm định mô hình, các nhà kinh tế cũng đã cố gắng xây dựng lại những lý thuyết thông thường trong thời điểm ấy, đề xuất xem xét thêm những khía cạnh mới giúp giải thích thêm về chiến lược hoạt động của các TNCs Trung Quốc.
    Do hoạt động đầu tư mới chỉ nổi lên như một hiện tượng nên những công trình nghiên cứu hoạt động đầu tư của Trung Quốc ra thị trường nước ngoài có số lượng khá hạn chế. Một số công trình tiêu biểu có thể kể tên như:
    Năm 2007, Diego Quer của đại học Alicante, Tây Ban Nha trong bài nghiên cứu về FDI của TRung Quốc ra nước ngoài trong tài liệu “Driving Factors, theoretical background and strategic implications”cũng đã kết luận chỉ ra những nguyên nhân chính thu hút vốn đầu tư FDI ra nước ngoài của Trung Quốc như tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài sản.
    Tìm hiểu những báo cáo và phân tích của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Transnational Corporations Review (TNCR). Con đường phát triển của các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc được tác giả Yongjin Zhang nghiên cứu trong cuốn sách “ China’s emerging global Business” .Nghiên cứu tập trung vào sự chuyển đổi kinh tế Trung Quốc và sự gia tăng các TNCs Trung Quốc cùng với sự gia tăng các TNCs của nhóm nước đang phát triển. Trong cuốn “The rise of Chinese transnational corporations” của Anna Zorska đã nghiên cứu khá đầy đủ về sự phát triển của các TNCs Trung Quốc tại Châu Âu và Châu Á .
    Ngoài các nghiên cứu tiêu biểu trên, vẫn còn một số nghiên cứu của các nhà kinh tế cả trong và ngoài nước khác đều cho những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các nghiên cứu đó là đa phần vẫn mang màu sắc đi sâu vào lý luận, kết quả thực nghiệm chỉ trên các thị trường tiêu biểu như Châu Âu và Châu Á. Các tài liệu nghiên cứu về hoạt động đầu tư FDI của Trung Quốc tại hai thị trường mới là Châu Phi và Mĩ La Tinh không nhiều quy mô chỉ dừng lại ở mức bài báo nghiên cứu khoa học nên thông tin và số liệu cung cấp còn hạn chế.Đặc biệt chưa tìm thấy tài liệu ứng dụng dành cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Chính vì vậy, kế thừa những đặc điểm tích cực của các bài nghiên cứu tiêu biểu trước, trong đề tài, nhóm nghiên cứu xin đi sâu vào phân tích các chiến lược đầu tư của TNCs Trung Quốc trên hai thị trường tiêu biểu, có tầm quan trọng : khu vực Mỹ La-tinh cùng vùng Caribbean và Châu Phi. Qua đó, khái quát, rút ra được những bài học quý báu cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam để có những chiến lược đầu tư phù hợp nhằm phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các TNCs Trung Quốc

    Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu các chiến lược đầu tư OFDI của các TNCs Trung Quốc trong thời gian qua để nhìn nhận chính xác về mặt thành công và không thành công của các TNCs này. Từ đó, rút ra được nhữngbài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để góp phần hình thành chiến lược đầu tư phù hợp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài tại một số thị trường mới nổi.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Kế thừa từ những tài liệu nghiên cứu như sách, tạp chí về TNCs và nghiên cứu về Trung Quốc để chọn lọc kiến thức.
    Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, định tính để bài viết tăng tính logic, tính chặt chẽ và tính thuyết phục.


    5. Phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu chiến lược đầu tư FDI của các TNCs Trung Quốc tại hai khu vực là Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh và vùng Caribbean
    Giới hạn khoảng thời gian nghiên cứu hoạt động của các TNCs Trung Quốc từ năm 2004 đến nay.


    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Các kết quả mong muốn đạt được qua nghiên cứu đề tài này như sau: Thứ nhất, các chiến lược và năng lực cạnh tranh của các TNCs Trung Quốc khi đầu tư kinh doanh ra thị trường nước ngoài và cụ thể hơn là ở hai thị trường Châu Phi, Mĩ La Tinh và vùng Caribbean. Thứ hai,nhận định tác động của chiến lược đầu tư FDI từ các TNCs Trung Quốc đối với sự phát triển của đất nước Trung Quốc và đất nước nhận đầu tư. Cuối cùng, từ những phân tích ở trên,nghiên cứu tìm ra những mặt thành công và không thành công của các chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các TNCs Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    7. Kết cấu của đề tài

    Chương I : Khái quát về các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc và vai trò của chiến lược đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
    Chương II: Chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số thị trường mới nổi của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc
    Chương III: Một số kiến nghị đối với việc xây dựng chiến lược thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm từ Trung Quốc
     

    Các file đính kèm:

    • 5.doc
      Kích thước:
      3.4 MB
      Xem:
      0
    • 5.pdf
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...