Tiểu Luận Chiến lược của mỹ ở đông nam á sau chiến tranh lạnh đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Trang
    Lời nói đầu
    Mục lục 1

    I Những nhân tố chi phối chiến lược của Mỹ ở Đông Nam á sau chiến tranh lạnh đến nay 2
    1. Vị trí của Đông Nam á ở Châu á - Thái Bình Dương 2
    2. Xu thế hoà bình, ổn định ở Đông Nam á sau chiến tranh lạnh. 2
    3. Tiềm năng phát triển của khu vực Đông Nam á. 3
    II. Các chiến lược của Mỹ ở Đông Nam á. 4
    1. Chiến lược kinh tế 4
    2. Chiến lược an ninh 9
    III Kết luận 16
    * Tài liệu tham khảo
    * Chú thích








    I. Những nhân tố chi phối chiến lược của Mỹ ở Đông Nam á sau chiến tranh lạnh đến nay.
    1. Vị trí của Đông Nam á ở Châu á - Thái Bình Dương.

    Khu Vực Đông Nam á - một bộ phận không thể tách rời của Châu á - Thái Bình Dương, đã từ lâu trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu, nơi tranh chấp ảnh hưởng của các nền văn hoá - văn minh, các cực quyền lực và nước lớn trên thế giới. Hơn một thập niên trở lại đây, sự gia tăng của toàn cầu hoá kinh tế và bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến cục diện thế giới nói chung và khu vực Đông Nam á nói riêng, làm cho tổ chức ASEAN và các thành viên trong khu vực trở nên nhậy cảm hơn và dễ bị tổn thương bởi tác động của những biến động quốc tế.
    Trên gốc độ - chiến lược, Đông Nam á nằm ở khu vực thuận lợi về mặt thông thương và phòng thủ quốc tế, nằm ở ngã ba Châu á, án ngữ con đường hằng hải thuận tiện nhất từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, giữa Đông Bắc á và Nam Thái Bình Dương, khoảng hai thập niên trở lại đây, Đông Nam á trở thành “Cầu hàng không” nối các chuyến bay từ Đông Bắc á, Bắc Mỹ sang nhiều nước Tây Nam á, Trung đông - Bắc phi, và Trung - Đông Âu.
    2. Xu thế hoà bình và ổn định ở Đông Nam á sau chiến tranh lạnh.
    Trong chiến tranh lạnh, Đông Nam á là nơi tập trung các mâu thuẫn của trục tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung và là điểm nóng gay gắt nhất trongt cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ. Những đặc điểm của tình hình quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến các nước trong khu vực, Đông Nam á chia thành 2 tuyến đối lập, một bên là 3 nước Đông Dương gồm Việt Nam - Lao và Cămpuchia theo con đường xã hội chủ nghĩa, một bên là các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singapo, Indonêxia, Philipin và Brunây) phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
    Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Đông Nam á trở thành nơi hội tụ những nỗ lực hợp tác giữa các nước trong và ngoài khu vực. ASEAN đã đưa ra hàng loạt sáng kiến mới nhằm thích ứng sự gia tăng của toàn cầu hoá và thay đổi quyền lực trên thế giới. Sự phát triển năng động và hiệu quả của các nước ASEAN ở cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX cùng với các cơ chế hợp tác mới như thành lập khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA) và Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, cũng như bước đột phá kết nạp Việt Nam vào tổ chức này năm 1995 đã biết ASEAN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...