Luận Văn Chiến lược chủ động Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Ngân hàng Việt nam: Giải pháp và kiến nghị

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Toàn cầu hoá đã và đang thay đổi cơ bản những gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới, nó được bắt đầu từ những năm 40 với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) nhằm tiến tới một nền thương mại thế giới công bằng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc minh bạch hoá, công khai chính sách, tất cả mọi bảo hộ phải ở dạng thuế quan v.v. và vòng đàm phán thứ 8 của GATT tại Uruguay dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hội nhập khu vực cũng phát triển mạnh mẽ, khoảng 80 Hiệp định khu vực đã được ký trong những thập kỷ qua, trong đó có những Hiệp định lớn như EU của Châu Âu, sau đó được tiếp nối bởi Tổ chức thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), MERCOSUR của Nam Mỹ, Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á- Thái Bình dương (APEC) v.v. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hợp tác giữa các nước và các quan hệ kinh tế thương mại. Thị trường được mở rộng, vốn được lưu chuyển tự do, được toàn cầu hoá cao độ. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa và tạo sự thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển chung, các nước, nhất là các nước đang phát triển, đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế của mình.
    Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu trong quá trình hội nhập. Đó là khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), gia nhập Hiệp hội các nước Đông- Nam á-ASEAN (1995), Diễn đàn á- Âu (ASEM- 1996), Diễn đàn Phát triển Kinh tế Châu á- Thái Bình dương- APEC (1998). Hiện nay Việt Nam đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và đàm phán Hiệp định Thương mại với Hoa kỳ. Để có thể tham gia vào các Hiệp định này mà không bị thua thiệt quá nhiều, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, ngành ngân hàng không phải là một ngoại lệ.
    Ta thấy rằng xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng là không thể đảo ngược. Mức độ hội nhập của mỗi Quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài của nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Vì thế mức độ gia nhập của mỗi nước rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
    Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược chủ động Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Ngân hàng Việt nam: Giải pháp và kiến nghị”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...