Tiểu Luận Chiến lược cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam trường hợp Vinaphone, Viettel, Mob

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
    Theo số liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 30/10/2010:
    Việt Nam có hơn 130 triệu thuê bao điện thoại (trong đó hơn 85% là thuê bao điện
    thoại di động), đạt tỷ lệ 152,7 máy/100 dân.
    Tỷ lệ tốc độ phát triển thuê bao điện thoại di động đạt 152% so với năm trước.
    Mức độ cạnh tranh trong thị trường di động ngày càng khốc liệt với 7 nhà mạng chính
    thức cung cấp dịch vụ là VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, E-Mobile, Vietnam
    Mobile, Beeline và một nhà cung cấp mạng di động ảo là Đông Dương Telecom vừa
    được cấp phép.
    Theo một báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường BMI (Anh Quốc) vừa đưa ra
    trong quí 4 năm 2009, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao di động (ARPU) tại
    Việt Nam đang sụt giảm rất nhanh trong những năm qua:
    Năm ARPU %
    2013 3,6
    2008 6 -8
    2007 6,5
    2006 7
    Các yếu tố cạnh tranh trong thị trường thông tin di động được thể hiện trên trục hoành
    bao gồm:
    - Chất lượng dịch vụ;
    - Giá cước;
    - Sự đa dạng của các dịch vụ giá trị gia tăng, và nhiều dịch vụ tiện ích cho KH;
    - Kênh bán hàng, hệ thống các điểm giao dịch;
    - Hệ thống quản lý dữ liệu KH;
    - Hoạt động xúc tiến thương mại;
    - Uy tín và tính truyền thống của thương hiệu;
    - Khẩu hiệu có tính thuyết phục.
    XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
    CHIẾN LƯỢNG CỦA ĐỐI THỦ
    VinaPhone với các dịch vụ gia tăng:
    Năm 2008, Vinaphone là mạng được bình chọn là có nhiều dịch vụ giá trị gia
    tăng nhất. Đây là vũ khí cạnh tranh của VinaPhone và được cho là một hướng đi
    mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mạng này. Tiếp nối tinh thần đó của
    năm 2008, nửa đầu của năm 2009 mạng này tiếp tục cho ra mắt nhiều dịch vụ
    tiện ích mới hướng tới người dùng.
    Có thể kể đến ở đây như dịch vụ Say2sent cho phép người dùng có thể gửi tin
    nhắn thoại với độ dài 30s với mức phí chỉ 500đ, dịch vụ 2friend Online cho phép
    chuyển tiền giữa các thuê bao từ mạng Internet Những dịch vụ này đang thu
    hút một lượng lớn người dùng và sẽ tạo nên một thương hiệu, vũ khí riêng cho
    VinaPhone trong thời gian tới.
    Mobifone với chính sách chăm sóc khách hàng:
    Trong khi VinaPhone được đánh giá là mạng tiên phong trong việc sáng tạo và
    cung cấp nhiều tiện ích cho người dùng thì năm 2008 MobiFone đã được bình
    chọn là nhà mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất. Thực tế thời gian qua với
    phong cách làm việc được cho là chuyên nghiệp nhất trong các nhà cung cấp di
    động tại VN, mạng này đã để lại trong lòng khách hàng nhiều ấn tượng tốt với
    sự tận tình, chu đáo trong chăm sóc khách hàng.
    Mạng này cũng là mạng tiên phong trong các chương trình chăm sóc các thuê
    bao trả sau. Năm 2009, tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình, MobiFone đã
    tung ra nhiều chương trình tri ân khách hàng, nhiều chương trình khuyến mại
    giảm giá và những chương trình này đang để lại trong khách hàng một ấn
    tượng MobiFone.
    Viettel với chính sách cạnh tranh chưa xác định:
    Từ khi chính thức tham gia thị trường di động, Viettel luôn để lại ấn tượng là
    mạng di động có mức cước rẻ nhất Việt Nam và mạng này luôn sử dụng giá như
    một vũ khí chính để cạnh tranh. Tuy nhiên khi mức giá trung bình tại Việt Nam
    xuống khá thấp, ngay từ năm 2008, nhiều chuyên gia đã cho rằng giá cước sẽ
    không còn là một vũ khí của các nhà mạng nữa.
    Song dường như Viettel không nghĩ như vậy khi mà vừa qua mạng này đã tiếp
    tục giảm cước một lần nữa. Và đúng như những gì các chuyên gia đã cảnh báo,
    hai mạng VinaPhone và Mobifone đã ngay lập tức giảm cước và mức giảm còn
    lớn hơn Viettel, đẩy mạng này vào tình thế khó khi trở thành mạng có mức cước
    đắt nhất trong 3 mạng lớn.
    Như vậy có thể thấy rõ VinaPhone và Mobifone đã chuẩn bị cho mình những
    chiến lược cạnh tranh riêng. Trong khi đó đến thời điểm này Viettel dường như
    vẫn đang luẩn quẩn với “chiêu bài hạ giá”. Và khi mà giá không còn là công cụ
    cạnh tranh hữu hiệu thì Viettel hiện đang chưa thể hiện rõ chiến lược cạnh tranh
    tiếp theo sẽ là gì?
    Ai sẽ dẫn dắt thị trường?
    Có thể nói Viettel đã thành công với chiến lược giá của mình. Nhờ đó mà Viettel
    đã đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong vài năm qua bằng cách luôn tiên phong
    trong việc giảm cước khiến cả thị trường phải chạy theo. Song giờ đây khi mà
    Viettel đang phải chạy theo các mạng khác về giá cước thì vài trò đó đương
    nhiên sẽ thay đổi.
    Sẽ không còn có chuyện một doanh nghiệp nào đó dễ dàng dẫn dắt thị trường
    theo hướng mình như thời gian qua. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ dẫn dắt được một
    phân khúc người dùng nhất định mà thôi.
    Thị trường sẽ trở nên đa chiều hơn và người sử dụng cũng đã đủ tỉnh táo để lựa
    chọn cho mình nhà mạng tốt nhất chứ không chỉ đơn thuần là chọn nhà mạng rẻ
    nhất như trước nữa. Nhưng dù gì đi nữa thì một điều chắc chắn là mạng nào
    thực sự hướng đến nhu cầu và lợi ích của người dùng thì mạng đó sẽ được
    người dùng ủng hộ.
    Các công cụ cạnh tranh:
    Cạnh tranh bằng dịch vụ:
    - Chất lượng dịch vụ, chương trình hậu mãi và chăm sóc KH.
    Vùng phủ sóng rộng : Và do nắm bắt nhu cầu của khách hàng muốn dùng
    mạng có độ phủ sóng rộng, ngay từ khi ra mắt dịch vụ, Viettel đã tuyên
    bố phủ sóng toàn quốc. Vì vậy, chỉ sau 3 tuần Viettel đã có 70.000
    khách hàng (con số mà SFone phải mất 13 tháng mới đạt được).
    Không nghẽn mạch
    MobiFone là mạng di động liên tục trong 3 năm đều đạt chất lượng thoại của
    điện thoại cố định và điểm đo kiểm ở chỉ tiêu cực kỳ quan trọng này luôn đứng
    đầu trong số tất cả các mạng di động tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...