Tiểu Luận Chiến dịch việt bắc thu-đông năm 1947 (9đ)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận Môn: Lịch sử Việt Nam hiện đại
    Đề tài: CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU-ĐÔNG NĂM 1947
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Mở đầu . 3
    I. Âm mưu, kế hoạch tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp 5
    II. Chủ trương, kế hoạch của ta 8
    III. Diễn biến cuộc tấn công của địch và sự chiến đấu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 10
    1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc . 10
    2. Quân dân ta chiến đấu chống đấu chống cuộc tiến công Việt Bắc của địch 12
    * Giai đoạn 1: từ ngày 7-10-1947 đến ngày 20-11-1947 . 12
    a) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa 13
    b) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 4 15
    c) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 3 . 17
    * Giai đoạn 2: từ ngày 21-11-1947 đến ngày 20-12-1947 . 18

    IV. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20
    1. Kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 . 20
    2. Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 . 20
    3. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 21
    V. Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 . 23
    Phụ lục . 27
    Tài liệu tham khảo 35


    MỞ ĐẦU
    Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà.
    Việt Bắc được gọi một cách văn hóa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
    Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động, tầm quan sát lẫn khả năng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hành tác chiến lớn thì phải theo mùa.
    Do đó đây là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”, nhất là có cơ sở vững chắc về quân sự và chính trị, cơ sở quần chúng cách mạng vững chắc, đảm bảo an toàn cho cán bộ và cơ quan lãnh đạo cách mạng hoạt động thuận lợi. Mặt khác, đây còn là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến. Vì vậy, trong cuộc chiến chống pháp, Việt Bắc đã trở thành một căn cứ địa chính của cả nước (trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp).
    Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), An toàn khu (ATK) cũng đã được xây dựng sâu trong căn cứ địa Việt Bắc (An toàn khu Trung ương). An toàn khu không chỉ là nơi bảo vệ cơ quan lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kháng chiến mà còn là nơi thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    Thấy được vị trí, vai trò quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc Chính phủ Ramađiê đã quyết định cử Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ (3-1947). Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
    Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, hay Chiến dịch Léa theo cách gọi của người Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của phe Việt Minh trong cuộc chiến, làm chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp bị phá sản hoàn toàn. Nó cũng đã ghi dấu thất bại của Pháp trong việc tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Minh ta.



    I. Âm mưu, kế hoạch tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp
    Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân đội Anh đã vào chiếm đóng và giúp quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Vụ nổ súng gây hấn ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 là màn mở đầu của cuộc chiến tranh xâm lược lại nước Việt Nam do thực dân Pháp tiến hành.
    Cùng thời gian đó, 18 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc, kéo theo bè lũ tay sai phản động hòng bóp chết nền Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi của chúng ta. Trước tình hình nguy ngập của vận nước, Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25-11-1945) vạch ra kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
    Nhưng trong tình hình phức tạp, một lúc phải chống chọi với nhiều kẻ thù bên ngoài và bên trong, Đảng đề ra sách lược đấu tranh sáng suốt nhằm bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu sắp tới. Thực hiện sách lược "Hòa để tiến", Hồ Chủ Tịch đã ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) đuổi Tưởng về nước. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước (14-9-1946) để tiếp tục tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp chắc chắn sẽ nổ ra.
    Đảng nhận định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và ta nhất định phải đánh Pháp. Cho nên mọi việc chuẩn bị phải được tiến hành tích cực, kịp thời và chu đáo. Đầu tháng 11-1946, Hồ Chủ tịch viết bài "Công việc khẩn cấp bây giờ" đặt nền móng tư tưởng chỉ đạo đường lối kháng chiến trong cả nước.
    Từ cuối tháng 11, giặc Pháp càng lộ rõ thái độ hiếu chiến. Đầu tháng 12, giặc Pháp càng khiêu khích trắng trợn. Do đó tối ngày 19-12-1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, quân và dân ta đã đứng lên chống Pháp. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta đã giam chân địch, ngăn chặn bước tiến của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho việc chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
    Sau 3 tháng kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, Pháp bắt đầu lúng túng trong chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của mình, gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, do đó mà chúng muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
    Sau khi có thêm viện binh chúng đã mở rộng vùng chiếm đóng ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng Tây Bắc và duyên hải Đông Bắc.
    Tháng 3-1947, Chính phủ Ramađiê đã quyết định cử Bôlae (Bollaert) sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ (D’Argenlieu) để thực hiện âm mưu mới của Pháp là tập hợp lực lượng dựng lên một chính quyền bù nhìn, đẩy mạnh hoạt động quân sự nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Bôlae tuyên bố không công nhận Việt Nam độc lập thống nhất, không công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam.
    Tướng Salan được Chính phủ Pháp cử sang Bắc kỳ thay thế đại tá Dèbes trong chức vụ Chỉ huy quân lực Pháp ở Bắc Đông Dương. Tướng Valluy vẫn giữ chức Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay thế Leclerc từ hồi tháng 6-1946.
    Tướng Valuy (Valluy)–Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao cho tướng Salăng (Salan)–Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gấp rút chuẩn bị “Kế hoạch tấn công Việt Bắc”. Valuy và Salăng nghiên cứu một cuộc hành quân đại quy mô vào vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt minh, lùng bắt chính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới Hoa - Việt.
    Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc, theo chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh", quân Pháp mở cuộc tấn công mới lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang đóng tại đây, hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương. Kế hoạch tiến công lên Việt Bắc của quân đội Pháp, do tướng Salăng vạch ra, được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947 nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây và khóa chặt biên giới, cố giành một thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phản động lập chính phủ bù nhìn tay sai và hi vọng kết thúc chiến tranh.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    F SÁCH:
    1) Bộ giáo dục và đào tạo, Lịch sử 12 ban Nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2008.
    2) Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập III), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.
    3) Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Geneva, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004.
    4) Phan Ngọc Liên(Chủ biên), Hướng dẫn ôn tập Lịch sử câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2007.
    5) Trịnh Tiến Thuận, Đề cương lịch sử Việt Nam.
    6) Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2001.
    F TRANG WEB:
    1) http://vi.wikipedia.org
    2) http://www.qdnd.vn/
    3) http://tapchiqptd.vn
    4) http://www.congdoanbdvn.org.vn
    5) http://baodaklak.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...