Tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975):giải phóng miền Nam, thống nhất nước

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975):giải phóng miền Nam, thống nhất nước

    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975):giải phóng
    miền Nam, thống nhất nước

    Ta bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với
    tư tưởng thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Ta huy động vào chiến dịch này
    một lực lượng lớn hơn bất cứ chiến dịch nào trước đây, bao gồm cả lực lượng vũ
    trang và chính trị.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ( 30/4/1975 )
    Những ngày đầu chiến dịch
    Thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch mở ra chiến dịch, hội nghị Bộ chính trị ngày
    31/3/1975 xác định Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của
    quân dân ta đã bắt đầu. Các nghị sĩ Mỹ theo dõi tình hình miền Nam quả quyết,
    đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam.

    Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư
    tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng với tốc độ một ngày bằng
    20 năm. Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của bộ chỉ huy chiến
    dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí
    Minh, phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.


    Hồ chí minh và các cán bộ Họp bàn chiến dịch


    Như một bức tranh hoành tráng, xe pháo và tàu thuyền đủ loại, bộ đội và dân nhân
    du kích, dân công và Thanh niên xung phong, những ngả đường tấp nập ., cả dân
    tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến,
    nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa
    còn lại.

    Đầu tháng 4/1975 Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị cho quân dân Nam bộ và
    Nam Trung bộ (B2) hãy táo bạo đánh các điểm theo chốt . khi có thời cơ. Bộ
    chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn quyết định mở chiến dịch chia cắt địch
    trong toàn B2 để bao vây cô lập địch ở Sài Gòn. Điện của Bộ chính trị và Quân ủy
    trung ương nhắc nhở cần chuẩn bị thêm trước khi làm ăn lớn. Chỉ thị của Bí thư
    thứ nhất Lê Duẩn căn dặn phải biết tập trung lực lượng đầy đủ vào các trận then
    chốt.

    Ngày 8/4/1975, ta cho ném bom Dinh Độc Lập¹. Ngày 9/4/1975 ta tiến đánh địch
    ở Xuân Lộc.
    Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang.
    Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở
    Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Trong khi đó ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa
    sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh, sau đó vua Lào ra lệnh giải tán quốc
    hội, cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước hẳn sang thời kỳ chính trị hiệp
    thương để giành thắng lợi hoàn toàn.
    Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ² khỏi Việt Nam.
    Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
    Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc, không thể giúp chính phủ Nam
    Việt Nam.
    Ngày 24/4/1975 Mỹ - Hương đề nghị xin ngưng bắn . Diễn biến dồn dập ấy diễn
    ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội chủ lực và 180.000 người khác
    phục vụ chiến dịch đang từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công vào
    Sài Gòn.

    các chiến sỹ ra quân với tinh thần quyết thắng


    17 giờ ngày 26/4/1975 cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu, các mục
    tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa. Mỹ vội vàng mở chiến dịch người liều
    mạng để di tản. Các tướng tá quân đội Sài Gòn từ các sư đoàn bị đánh tơi tả, kẻ bị
    bắt, kẻ đầu hàng, kẻ tự sát, kẻ cởi quân phục lẩn trốn vào đám tàn quân. Tổng
    thống ngụy muốn xin bàn giao chính quyền, các đại diện Mỹ, Pháp tìm kế hoãn
    binh . Nhưng tất cả đã không thể ngăn cản được sức tiến công của lực lượng vũ
    trang cách mạng trong trận đánh cuối cùng để kết thúc chiến tranh 30 năm.
    1.lực lượng các bên
    1.1 quân đội nhân dân việt nam
    1.1.1 Các đơn vị chủ lực
     Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) tham gia giai đoạn cuối chiến dịch
    gồm: các sư đoàn bộ binh 312, 320B, sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn xe
    tăng 202, trung đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn
    thông tin.

     Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) tham gia từ đầu chiến dịch gồm:
    các sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn xe
    tăng 203, lữ đoàn pháo binh 164, trung đoàn đặc công 116, trung đoàn
    thông tin.
     Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các
    sư đoàn bộ binh 2, 10, 316, 320A, trung đoàn xe tăng 273, các trung đoàn
    pháo binh 40 và 575, trung đoàn đặc công 198, các trung đoàn phòng không
    232, 234 và 593, các trung đoàn công binh 7 và 576, trung đoàn thông tin.
     Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư
    đoàn bộ binh 7, 9, 302, các trung đoàn pháo binh 24, trung đoàn đặc công
    429, trung đoàn phòng không 71, trung đoàn công binh 25, trung đoàn
    thông tin, trung đoàn 26 tăng thiết giáp. Quân đoàn này có tổng quân số
    35.112 người, trong đó, quân số trực tiếp chiến đấu 29.034 người
     Đoàn 232 tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm: sư đoàn bộ binh 5, 3
    trung đoàn chủ lực khu VIII, 2 trung đoàn chủ lực khu IX.
     Các trung đoàn không quân vận tải 918 và 919.
     Các hải đoàn 124, 125, 126 Hải quân.

    1.1.2 Các quân khu và Đoàn 559

     Sư đoàn 3 Sao Vàng (Khu V)
     Sư đoàn 341 (Quân khu IV)
     Trung đoàn bộ binh 271 (Quân khu IV)
     Trung đoàn bộ binh 46 (Quân khu III)
     Trung đoàn An ninh vũ trang thuộc Bộ tư lệnh Miền.
     2 sư đoàn ô tô vận tải 471, 571
     3 trung công binh 472, 473, 565
     4 trung đoàn cao xạ
     3 trung đoàn đường ống xăng dầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...