Luận Văn Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau. Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình. Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội. Quan điểm này đã được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên lý của nội dung lý luận Macxit về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước.”(1884)
    Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình.
    Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
    Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình.
    Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình .
    Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam .
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chung của vợ chồng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
    Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
    Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp
    Kết cấu của khóa luận bao gồm:
    Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
    Chương 2: Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
    Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị.
    Trong phạm vi khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, cùng nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa nhiều, do vậy khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này.
    Mục lục

    Lời nói đầu 1
    Chương I 4
    Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống 4
    pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam 4
    1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 4
    1.1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 4
    1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 5
    1.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung 5
    1.2.2. Nội dung quyền sở hữu tài sản 9
    2. Khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam 10
    2.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 10
    2.2. Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 11
    2.2.1. Cổ luật Phong kiến 11
    2.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc 12
    2.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay 13
    Chương ii 15
    Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 15
    1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 15
    1.1. Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 15
    1.2. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 16
    1.2.1. Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng 16
    1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng 17
    1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác 17
    1.3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 19
    1.3.1. Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng 20
    1.3.2. Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết 21
    1.4. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 21
    1.4.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân 21
    1.4.2. Hậu quả pháp lý về tài sản 21
    2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết 23
    2.1. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 23
    2.1.1.Thừa kế theo pháp luật 24
    2.1.2. Thừa kế theo di chúc 26
    2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 27
    2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 28
    2.3.1. quan hệ nhân thân 28
    2.3.2. quan hệ tài sản 28
    3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 29
    3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 29
    3.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 31
    3.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 39
    3.3.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân 39
    3.3.2. Hậu quả pháp lý về tài sản 40
    3.3.3. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng 40
    3.3.4. Hậu quả pháp lý về con cái 41
    Chương iii 44
    Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung 44
    của vợ chồng và một số kiến nghị 44
    1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng 44
    1.1. Nhận xét chung 44
    1.2. Một số trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng 46
    1.2.1. Thực tế chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 46
    1.2.2. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 47
    1.2.3. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết 47
    2. Một số kiến nghị 47
    2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật 48
    2.1.1. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại 48
    2.1.3. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 50
    2.2. Một số kiến nghị nhằm đưa chế định chia tài sản chung của vợ chồng vào đời sống xã hội 50
    Danh mục tài liệu tham khảo 54
    Danh mục viết tắt 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...