Tiểu Luận Chia cắt ấn độ - pakistan 1947

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Dẫn nhập:
    Cùng nằm trên tiểu lục địa Nam Á, gối đầu lên dãy núi Himalaya và cùng có sông Ấn chảy qua, hai nước Pakistan và Ấn Độ những năm gần đây đang nổi lên là hai quốc gia đáng lưu tâm tại Châu Á. Ấn Độ là một trong hai cường quốc của Châu Á, còn đặc biệt với Pakistan là một quốc gia mới hình thành được 60 năm nhưng dân số đông thứ 6 thế giới1 và là một trong chín nước sở hữu vũ khí hạt nhân và bom nguyên tử Vậy mà hai nước láng giềng này hàng năm vẫn có sự tranh chấp đất đai tại đường biên giới và các khu tự trị, xung đột sắc tộc và tôn giáo diễn ra gay gắt, chạy đua vũ trang liên tục khiến nhiều người phải thắc mắc: Tại sao và từ bao giờ mối quan hệ giữa hai nước lại mâu thuẫn như vậy? Trả lời cho câu hỏi này chính là đi tìm ngọn nguồn dẫn đến sự chia cắt Ấn Độ thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan vào
    giao thời ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1947.

    Nguyên nhân của sự chia cắt bi thảm này hiện vẫn đang gây tranh cãi lớn trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử trên thế giới, với các tên tuổi lớn như David Gilmartin, Mushirul Hasan, R.J.Moore, Ayesha Jalal, Anita Inder Singh, Paul Brass . Trong đó có hai trường phái nghiên cứu chính. Thứ nhất là theo lịch sử chính thức của đất nước Pakistan, họ tán thành nguyên nhân về lý thuyết “hai quốc gia”2, người Hồi giáo tại Ấn Độ luôn là một cộng đồng khác biệt và tách rời, chống lại sự đồng hóa trong môi trường Ấn Độ. Thứ hai là quan niệm của những nhà sử học theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, đây cũng là lý thuyết cổ điển. Họ đổ lỗi cho chủ nghĩa đế quốc đã xé rời hai cộng đồng có chung một lịch sử và truyền thống với chính sách “chia và trị” của thực dân Anh. Vậy Ấn Độ bị chia cắt như thế nào vẫn thực sự là một
    vấn đề gây tranh cãi đáng lưu tâm.


    1 [​IMG]Atlat địa lý thế giới (NXB GD-ĐT, 2003).
    2 Nguyên nghĩa tiếng anh là: The “two nation” theory.
    Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 16: The partition of India and the creation of Pakistan. Modern South Asia (Oxford, 2001), p167.


    Gần đây, nhiều tranh luận và bằng chứng lịch sử cho rằng những người đạo Hồi tại Ấn Độ trên thực tế là sản phẩm trong chính sách chia để trị của thực dân Anh3. Kết hợp với bối cảnh chính trị xã hội rối ren trong thập niên trước khi Ấn Độ thuộc địa bị chia cắt, nên họ dễ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lý thuyết hai quốc gia của Mohammad Ali Jinnah, lãnh đạo của Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn Độ, tạo nên phong trào Pakistan4 và hình thành nhà nước.
    Hiện nay, lịch sử bị chính trị hóa cao nên việc nghiên cứu lịch sử cần nhất là yếu tố khách quan5. Mà xét cho cùng thì nghiên cứu lịch sử lại là để phục vụ cho những mục đích trong thực tại và tương lai. Mặt khác, trong thời đại toàn cầu hóa, các học giả còn đưa ra quan điểm về việc phân chia các quốc gia trong tương lai sẽ dựa theo phương diện tôn giáo, khác với thời cổ đại là dựa trên tiêu chí huyết thống, và hiện nay là tiêu chí lãnh thổ. Nên mâu thuẫn về tôn giáo hiện đang là vấn đề cấp bách nhất cần xoa dịu. Vì thế mà việc lý giải nguyên nhân dẫn đến chia cắt chính là đi giải đáp để tìm cách giải quyết cho xung đột giữa hai tôn giáo lớn là Hindu giáo và Hồi giáo; cũng như những tranh chấp tại các khu tự trị, đường biên giới tại Ấn Độ và Pakistan. Câu trả lời cuối cùng là không hề có mâu thuẫn thù hằn về bản chất của hai tôn giáo
    này, nhưng do kết hợp với bối cảnh xã hội Ấn Độ đầu thế kỷ 20 và tính chính trị hóa cao các sự kiện đã gây những xung đột dai dẳng cho đến bây giờ. Hoặc sẽ có một cách lý giải khác khi ta tiếp cận vấn đề dưới một quan điểm và góc độ hoàn toàn khác.


    II. Khái quát chung:Có thể nói rằng Ấn Độ là một trong những chiếc nôi lâu đời của nền văn minh nhân loại với nền văn minh đô thị đầu tiên cách đây hơn 4500 năm


    3 [​IMG]Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 16: The partition of India and the creation of Pakistan. Modern South Asia (Oxford, 2001)
    4 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Modern South Asia (Oxford, 2001), p105.
    5 Alun Munslow, Objectivity and the writing of history, History of European Ideas 28 (2002) 43-50


    trên lưu vực sông Ấn, Hằng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển rực rỡ, Ấn Độ đã khẳng định vị trí của mình. Đặc biệt dưới triều đại Mughal (1550-1750), Ấn Độ được đánh giá là một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
    Vào năm 1611, một nhóm thương gia trẻ người Anh đến Ấn Độ để buôn bán. Dần dà, họ thành lập Công Ty Đông Ấn Anh, cùng thời kỳ phát triển với công ty Đông Ấn Pháp, Hà Lan Nhưng do thắng thế trong quá trình cạnh tranh, Công ty Đông Ấn Anh đã chiếm lĩnh được thị trường buôn bán, thương nghiệp tại một số bang và tiểu quốc.6 Công ty Đông Ấn Anh càng phát triển mạnh lên thì càng gây nên nhiều mâu thuẫn với người dân bản địa, do đó đã dẫn đến cuộc nổi dậy năm 1857 của nông dân, binh lính, chủ đất và các thành phần khác ở Ấn Độ. Vì thế mà ngay sau đấy, Hoàng gia Anh đã gạt Công ty Đông Ấn Anh sang một bên để tiến hành việc bóc lột Ấn Độ như một thuộc địa nghiễm nhiên của mình, đánh dấu cho sự cai trị chính thức của Thực dân Anh trên đất Ấn Độ.
    Trong những năm sau đó, Anh bành trướng phạm vi cai trị của mình để biến hầu hết tiểu lục địa trở thành Nhà nước thuộc địa Ấn Độ. Nhưng sự chia cắt Ấn Độ không phải là ý niệm hình thành từ lúc đó, mà chỉ nhen nhóm trong khoảng bốn thập niên trước khi nó diễn ra, mà cao điểm là thập niên cuối cùng. Việc chia cắt thực sự là một tấn bi kịch của cả Ấn Độ. Kết cục của nó ảnh hưởng sâu sắc đến tận bây giờ. Chính sự kiện chia cắt quốc gia này đã đặt nền móng cho những hằn thù, xung đột hiện nay giữa hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan, giữa người theo Hindu giáo và người Hồi giáo Khi mà vết sẹo về hình ảnh của hàng triệu người phải di cư sang một đất nước mới trong một tương lai mù mịt cùng với những chết chóc, cưỡng đoạt và thương tổn không
    bao giờ lành lại được. Như Saadat Hasan Manto, một nhà văn thời đó đã thể


    6 Lúc bấy giờ có gần 600 tiểu quốc trên lục địa Nam Á. Vì cái chết của Vua Aurangzeb năm 1707 được xem như là kỷ nguyên chia cắt Đại Mughal thành các Mughal nhỏ hơn. Nguyên văn tiếng Anh là: “The death of Aurangzeb in 1707 is generally seen to separate the era of the great Mughals form that of the lesser Mughals.”_Sugata Bose and Ayesha Jalal, Modern South Asia (Oxford, 2001), p48.


    hiện trong tác phẩm của ông: Bạo loạn đi kèm với chia cắt như một tập hợp

    điên rồ.7

    Quá trình dẫn đến chia cắt là hàng loạt những sự kiện mang tính chính trị cao. Vấn đề chia cắt quốc gia không đơn giản là sự mâu thuẫn của hai tôn giáo, Hindu giáo và Hồi giáo, do những khác biệt nên không thể chung sống, vì hai cộng đồng người này vẫn chung sống hoà bình trong một giai đoạn lịch sử dài. Hay không hoàn toàn do một phía Thực dân Anh thực hiện mưu đồ chia rẽ. Vì vào cuối những năm 30 trở đi, sự tác động và ảnh hưởng của Anh tại Ấn Độ đã không còn mạnh mẽ. Mà việc chia cắt còn diễn ra dưới tác động của các nhân vật, sự kiện lịch sử và các hội nghị, các cuộc đàm phán, thương lượng giữa ba bên: Thực dân Anh, Đảng Quốc Đại Ấn Độ và Liên đoàn Hồi giáo, với các nhân vật mang tầm ảnh hưởng như M.Gandhi, J.Nehru, M.A.Jinnah v.v đặc biệt trong thập niên cuối trước khi chia cắt (1937- 1947).
    Trong giai đoạn này, hiềm khích do Liên Đoàn Hồi Giáo với Đảng Quốc Đại bắt đầu hình thành vì thất bại tại chính quyền trung ương Ấn Độ sau cuộc bầu cử năm 1937. Viện cớ Đảng Quốc Đại không tham khảo ý kiến của mình trong việc chấp nhận cho Thực dân Anh đưa quân lính Ấn Độ đến chiến đấu tại Đức năm 1939, Liên Đoàn Hồi Giáo đã tuyên bố tách ra khỏi Ấn Độ thuộc Anh. Thông qua bản nghị định Lahore tháng 3 năm 1940 và những tuyên ngôn sau đó, M.A.Jinnah, chủ tịch Liên Đoàn Hồi giáo, đã chính thức lên tiếng đòi quyền lợi cho người Hồi giáo tại Ấn Độ, đưa ra lý thuyết hai quốc gia, muốn chia tách đất nước ra thành hai quốc gia trong một liên bang, trên cơ sở cộng đồng tôn giáo dù chưa nhắc đến Pakistan và lãnh thổ riêng. Bằng một loạt chiêu bài chính trị của mình, Jinnah đã lợi dụng các mâu thuẫn
    địa phương và đẩy xung đột tôn giáo lên cao trào, phát động phong trào
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...