Thạc Sĩ Chi viện của Nhân Dân Hà Tĩnh đối với Lào

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Bàn về quan hệ Việt - Lào Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: "Trong quan hệ quốc tế, thật hiếm có mối quan hệ nào thắm thiết, bền vững thủy chung như quan hệ Việt Nam - Lào. Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng cùng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng tắm chung dòng sông Mekong, mà quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc chúng ta còn do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch KaysonePhomvihan kính mến cùng các vị lãnh đạo tiến bối của hai Đảng, hai nhà nước dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và hun đúc bằng công sức và xương máu của các anh hùng liệt sĩ, bằng sự hi sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào, đã trở thành mối quan hệ mẫu mực trong sáng, là tài sản vô giá của hai Đảng, hai dân tộc và là quy luật phát triển, một nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta” [44, tr 21].
    Hà Tĩnh (Việt Nam), Bolikhamxai và Khammouan (Lào) là một địa bàn chiến lược quan trọng. Từ năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc bước vào giai đoạn quyết liệt. Nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam Việt Nam và chiến trường Lào, đế quốc Mỹ đã tiến hành mở rộng đánh phá ra miền Bắc Việt Nam và Trung Lào, từ đó Hà Tĩnh (Việt Nam), Bolikhamxai và Khammouan (Lào) trở thành trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam), Bolikhamxai và Khammouan (Lào) đã kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ để đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù, mối quan hệ đó đã ghi dấu ấn đậm nét trong trang sử quan hệ Việt - Lào. Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đề chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
    Nghiên cứu hoạt động chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975) sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975.
    Nghiên cứu hoạt động chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975) góp phần làm sống lại bức tranh về tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân Hà Tĩnh và nhân dân Lào với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với tình cảm chân thành “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nữa”.
    Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến chuyển mau lẹ cơ hội đan xen thách thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập khu vực, các thế lực thù địch chưa chịu từ bỏ âm mưu chống phá, chia rẻ các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ mẫu mực, hiếm có Từ đó, việc Đảng và Nhà nước ta cho rằng: Thắt chặt mối quan hệ với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam trong đó có Lào, vai trò quan trọng trong việc cấu thành chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng biên.Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Việt - Lào nói chung, Hà Tĩnh - Lào nói riêng nhằm giáo dục cho toàn dân tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc anh em, từ đó ý thức được việc phải xây dựng một đường biên giới ổn định, hợp tác và hữu nghị, đặc biệt là một đường biên giới vững mạnh trong lòng dân. Hơn nữa, sự thành công của luận văn sẽ góp phần vào thực hiện chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào về việc đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực lên tầm cao mới.
    Để thể hiện lòng tri ân đối với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của quân và dân Hà Tĩnh đã anh dũng hy sinh, bỏ lại một phần xương máu của mình trên đất bạn Lào để tình cảm anh em Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc. Luận văn sẽ góp phần khơi dậy khí thế cách mạng hào hùng của từng đoàn người dòng xe vượt dãy Trường Sơn đến với đất bạn Lào, qua đó giáo dục thế hệ trẻ của hai dân tộc Việt - Lào có ý thức, trân trọng, giữ gìn và vun đắp mối quan hệ đó.
    Chiến tranh đã lùi xa, “lịch sử đã sang trang nhưng tất cả vẫn còn đó mà mỗi khi nhìn lại chúng ta thêm một lần biết quý trọng, nghiêng mình ghi ơn những tiền nhân. Biết rõ những tội ác của kẻ thù để mà căm thù, phản kháng; nhận thức và xác định những hy sinh của một thế hệ cách mạng đã cống hiến cho mai sau để mà trân trọng, giữ gìn - đó là bài học của lịch sử” [9, tr 10].
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    Liên quan đến hoạt động chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975) đã có nhiều công trình đề cập đến ở những mức độ khác nhau, cụ thể là:
    Hoàng Văn Thái,“Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia”, xuất bản năm 1983. Công trình đã trình bày hệ thống về lịch sử liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương và vai trò của liên minh chiến đấu trong quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ mỗi nước.
    “Lịch sử một thế kỷ liên minh chiến đấu và toàn thắng của nhân dân ba nước Đông Dương” (Hà Nội năm 1983) của tác giả Nguyễn Hào Hùng đã làm sống lại tinh thần chung vai, tựa lưng vào dãy Trường Sơn để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam - Lào - Campuchia.
    “Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào” xuất bản năm 1999 của tác giả Công trình đã nêu bật được sự đóng góp quan trọng của bao thế hệ chiến sĩ tình nguyện Việt Nam trên các mặt trận tại Lào vào thời kỳ cam go nhất của lịch sử các nước Đông Dương.
    Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (tập 2), Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh xuất bản năm 1997 là công trình có giá trị, đã làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác lãnh chỉ đạo các hoạt động chi viện tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào của nhân dân Hà Tĩnh trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    Với 299 trang, tập sách Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Hà Tĩnh (1931 - 1996) của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hà Tĩnh biên soạn và xuất bản năm 1997 đã trình bày có hệ thống quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của Đoàn thanh niên Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và Trung ương Đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong trang sử vẻ vang đó đã viết lên tinh thần quyết tử của tuổi trẻ Hà Tĩnh và những đóng góp về sức người, sức của đối với nhân dân Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự Hà Tĩnh với Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 - 1975) xuất bản năm 1998, đã làm nổi bật bản chất tốt đẹp, truyền thống vẽ vang, sự nỗ lực cao độ của Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang (LLVT) Tỉnh Hà Tĩnh trong công cuộc tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào (1965 - 1975).
    Một số trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân Hà Tĩnh (1945 - 1975), tập1, của Bộ Chỉ huy quân sự Hà Tĩnh xuất bản năm 1998, đã ghi lại một số chiến công tiêu biểu của tuổi trẻ các lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tài liệu cũng đã đề cập đến sự phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung của lực lượng vũ trang hai nước Việt - Lào.
    Tác giả Đặng Duy Báu (CB) với Lịch sử Hà Tĩnh (tập 2) xuất bản năm 2001, đã trình bày một cách hệ thống lịch sử Hà Tĩnh giai đoạn 1945 - 2000, trong đó nêu bật những đóng góp về sức người sức của của nhân dân Hà Tĩnh đối với cách mạng Lào trên tất cả các lĩnh vực.
    Năm 2004, cuốn “Lịch sử Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1959 - 2003)” của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, đã tái hiện lại công cuộc đấu tranh của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong đó đã nêu bật các hoạt động phối hợp tác chiến bảo vệ đường biên, bảo vệ an toàn cho các loại hàng hóa, lực lượng quân tình nguyện sang giúp bạn Lào phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa vùng giải phóng và phát triển lực lượng cách mạng.
    Nhiệm vụ giúp bạn Lào là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang Quân khu IV qua các thời kỳ do yêu cầu của cách mạng hai nước, trong đó có lực lượng vũ trang Hà Tĩnh là một bộ phận quan trọng góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của Lào đó là nội dung của cuốn sách “Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang quân khu IV làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1945 - 1988)” do Bộ tư lệnh Quân khu IV xuất bản năm 2006.
    Các bài viết, bài nói chuyện của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Lào: Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Kaysonephomvihan, đồng chí Xuphanuvong đề cập đến quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn định hướng việc nghiên cứu quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt.
    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    3. 1. Mục đích nghiên cứu
    - Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Hà Tĩnh đối với nhân dân Lào nói riêng và nhân dân hai nước Việt - Lào nói chung (1965 - 1975).
    - Làm rõ yêu cầu tất yếu và những đóng góp to lớn của hoạt động chi viện về sức người, sức của của nhân dân Hà Tĩnh đối với nhân dân Lào (1965 - 1975).
    - Đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến quan hệ Hà Tĩnh - Lào, quan hệ bền vững Việt - Lào. Đề tài là bằng chứng lịch sử góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp, thủy chung Việt - Lào cho nhân dân và tuổi trẻ hai nước.
    - Đề tài góp phần định hướng, tham mưu cho chính quyền các tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam), Bolikhamxai và Khammouan (Lào) trong giai đoạn hiện nay cần đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp, kịp thời phát huy tinh thần, tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc.
    3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thứ nhất, làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong việc giúp đỡ cách mạng Lào (1965 - 1975).
    Thứ hai, Tổng kết, đánh giá những đóng góp quan trọng về sức người, sức của nhân dân Hà Tĩnh đối với nhân dân Lào (1965 - 1975).
    Thứ ba, từ hoạt động chi viện luận văn nêu các đặc điểm, phân tích ý nghĩa lịch sử và rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn quan hệ Hà Tĩnh- Lào hiện nay.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4. 1. Đối tượng nghiên cứu
    Chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975).
    4. 2. Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975
    Không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nước Lào (chủ yếu là hai tỉnh Bolikhamxai và Khammouan).
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
    Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp luận sử học macxít, phương pháp lôgic và phương lịch sử. Bên cạnh đó tiến hành gặp gỡ các nhân chứng để xác minh thẩm định các tài liệu liên quan.
    Chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu sau đây để thực hiện luận văn:
    Nguồn tài liệu thành văn bao gồm: sách, báo, tạp chí đã xuất bản và một số bài viết trên các website có liên quan.
    Nguồn tài liệu lưu trữ tại Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Sở ngoại vụ Hà Tĩnh.
    Nguồn thông tin cung cấp bởi một số nhân chứng đã trực tiếp tham gia hoạt động tại Lào (1965 - 1975).
    6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Một là, luận văn góp phần làm nổi bật những đóng góp to lớn của nhân dân Hà Tĩnh đối với nhân dân Lào, trực tiếp là hai tỉnh Bolikhamxai và Khammouan trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thông qua hoạt động chi viện sức người, sức của. Qua đó thấy được sự chỉ đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước: bảo vệ nước bạn Lào chính là việc xây dựng cho mình một hậu phương, căn cứ địa vững chắc bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giúp bạn là giúp mình.
    Hai là, khẳng định được mối quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt, tất yếu trong mọi thời đại, được vun đắp bằng sức mạnh và quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập tự do của hai dân tộc anh em Việt - Lào.
    Ba là, luận văn là tài liệu tham khảo để tìm hiểu về mối quan hệ đặc biệt của hai dân tộc anh em Việt - Lào trong tiến trình lịch sử nói chung và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng. Là tài liệu góp phần giáo dục thế hệ trẻ hai nước Việt - Lào để phát huy mối quan hệ đặc biệt lên tầm cao mới.
    7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chương:
    Chương 1: Bối cảnh lịch sử, chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc chi viện giúp đỡ cách mạng Lào (1965 - 1975)
    Chương 2: Chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975)
    Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

    MỤC LỤC


    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5
    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7
    3. 1. Mục đích nghiên cứu 7
    3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
    4. 1. Đối tượng nghiên cứu 8
    4. 2. Phạm vi nghiên cứu 8
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU 8
    6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 8
    7. BỐ CỤC LUẬN VĂN 9
    PHẦN NỘI DUNG 10
    Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ VIỆC CHI VIỆN GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG LÀO (1965 - 1975) 10

    1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 10
    1.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 15
    1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA TỈNH ỦY HÀ TĨNH 20
    Chương 2: CHI VIỆN CỦA NHÂN DÂN HÀ TĨNH ĐỐI VỚI LÀO
    (1965 - 1975) 23
    2.1. VỀ CHÍNH TRỊ 23
    2.2. VỀ KINH TẾ 27
    2.2.1. Lực lượng cán bộ, công nhân và chuyên gia kinh tế 27
    2.2.2. Vật tư và phương tiện sản xuất 29
    2.2.3. Nông nghiệp 32
    2.2.4. Công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp 35
    2.3. VỀ QUÂN SỰ 39
    2.4. VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 50
    2.4.1.Văn hóa - giáo dục 51
    2.4.3. Y tế 54
    2.5. GIAO THÔNG VẬN TẢI, THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ XÂY XỰNG CƠ BẢN 56

    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 60
    3. 1. ĐẶC ĐIỂM 60
    3.1.1 Hoạt động chi viện là yêu cầu tất yếu của cách mạng hai nước Việt - Lào 60
    3.1.2 Sự chi viện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực 61
    3.1.3 Hoạt động chi viện liên tục, kịp thời và đáp ứng được nhiệm vụ của cách mạng Việt - Lào. 63
    3.1.4 Hoạt động chi viện vô tư, trong sang và rất mực thủy chung 64
    2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ 65
    3. 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 69
    3.3.1. Sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động chi viện 70
    3.3.2. Bài học tôn trọng độc lập chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi quốc gia trong quá trình chi viện 70
    3.3.3. Bài học về sự chi viện và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực 71
    3.3.5. Bài học về tính hiệu quả của công tác chi viện 72
    KẾT LUẬN 73

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




    Nhà xuất bản Nxb
    Lực lượng vũ trang LLVT
    Ủy ban hành chính UBHC
    Công an nhân dân vũ trang CANDVT
    Hợp tác xã HTX
    Đảng Nhân dân Cách mạng Lào C
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...