Luận Văn Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2
    3. Giới hạn nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Cấu trúc chuyên đề. 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG. 4
    1. 1 Khái niệm dịch vụ môi trường. 4
    1.1.1. Khái niệm DVMT. 4
    1.1.2. Chức năng của dịch vụ môi trường. 4
    1.1.3.Phân loại dịch vụ môi trường. 5
    1.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường. 5
    1.2.1. Khái niệm. 6
    1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của PES. 7
    1.2.3. Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường. 8
    1.2.4. Đặc điểm của PES. 8
    1.2.5. Hình thức PES. 8
    1.2.6. Bản chất của PES. 9
    1.2.7. Mục tiêu của PES. 9
    1.2.8. Phân loại PES. 11
    CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 12
    2.1. Các hoạt động của PES ở Mỹ La Tinh. 12
    2.1.1. Hoa Kỳ đã áp dụng PES sớm nhất và khá thành công. 12
    2.1.2. Ecuador. 13
    2.1.3. Colombia. 14
    2.1.4. Trung mỹ và Mehico. 14
    2.1.5. Mexico. 14
    2.1.6 Brazil. 14
    2.1.7. Ở Bolivia. 14
    2.1.8. Costa Rica. 14
    2.2. Các hoạt động PES ở Châu Âu. 22
    2.2.1. Pháp. 22
    2.2.2. Đức. 22
    2.3. Các hoạt động PES ở Châu Á. 22
    2.3.1. Indonesia. 27
    2.3.2. Trung Quốc. 27
    2.3.3. Nepal. 27
    2.3.4. Tại Ấn Độ. 28
    2.4. Hoạt động PES tại Châu Úc. 28
    CHƯƠNG III. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM. 30
    3.1. Dịch vụ môi trường Việt nam. 30
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 30
    3.1.1.1. Vị trí địa lý của Việt nam 30
    3.1.1.2. Địa hình. 32
    3.1.1.3Khí hậu Việt Nam 32
    3.1.1.4. Dân số Việt Nam .33
    3.1.2. Dịch vụ môi trường Việt nam. 34
    3.2. Chi trả môi trường tại Việt Nam. 44
    3.2.1. Về chính sách. 44
    3.2.2. Áp dụng PES tại Việt Nam. 48
    3.2.2.1. Bảo vệ đầu nguồn 52
    3.2.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học. 56
    3.2.2.3 Vẻ đẹp cảnh quan. 56
    3.2.2.4 Hấp thụ cacbon. 60
    CHƯƠNG IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 79
    3.1. Một số bài học kinh nghiệm. 79
    3.1.1. Bài học kinh nghiệm chung từ đánh giá mô hình PES thành công ở các nước. 79
    3.1.1.1. Nhận thức về PES. 79
    3.1.1.2. Xây dựng cơ chế chi trả. 80
    3.1.1.3. Quan hệ quốc tế. 83
    3.1.3. Bài học kinh nghiệm cho từng loại DVMT từ các nghiêm cứu điểm tại Việt nam. 83
    3.1.3.1. Nhận xét chung. 83
    3.1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho từng loại hình dịch vụ môi trương. 85
    3.3. Một số giải pháp cho việc áp dụng PES trong giai đoạn sắp tới. 86
    3.3.1 Khung pháp lý. 86
    3.3.2. Nghiên cứu – triển khai. 86
    PHẦN KẾT LUẬN 89
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Việt Nam có nhiều sông núi cao có độ dốc lớn. Rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, nhõn dõn vựng đầu nguồn phần lớn là người nghèo. Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt. Điển hình, 5 trận bão dồn dập đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong tháng 11/2007; hoặc những ngày nóng nắng kéo dài đầu tháng 7/2007 nhiệt độ 42 độ C, ngoài trời 45 độ C ở Nghệ An, Hà Tĩnh, làm nhiều người ốm đến mức bệnh viện không còn đủ chỗ chứa. Điều đặc biệt là, thiên tai xảy ra hàng năm ngày càng có tần suất nhiều hơn, quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn. Theo tính toán của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân thiên tai của VN làm chết và mất tích 750 người hàng năm, và thiệt hại 1,5% GDP hàng năm (Nguồn:Vnexpress – Newsdaily 1/10/2007). Hơn nữa, việc quản lý lưu vực sông nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh.
    Trong khi đó, Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, việc nguyên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt nam là rất cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài nguyên và môi trường.
    Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một diễn đàn cũng như sự thống nhất chung về cách hiểu PES tại Việt Nam. PES còn khá mới và đang trong giai đoạn thí điểm, xây dựng cơ chế, mô hình chi trả, hoàn thiện khung pháp lý. Hơn nữa, với việc thực tập ở Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng – thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi cũng có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về Chi trả dịch vụ môi trường. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam”, với bước đầu xem xét, tìm hiểu những vấn đề lý luận và áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường vào thực tiễn. Tôi hi vọng mình sẽ góp phần vào công cuộc nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
    Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, trước mắt là dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường ở Lâm Đồng và Sơn La.
    3. Giới hạn nghiên cứu
    Giới hạn về không gian lãnh thổ: Trong chuyên đề này tôi tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước ở châu Mỹ La Tinh: Mỹ, Costa Rica, Ecuador, Mexico, ; Châu Âu: Pháp, Đức; Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Inđụnờxia .; và Châu Úc và ở Việt Nam.
    Giới hạn về thời gian: số liệu được sử dụng từ khi PES được hình thành và phát triển cho đến năm 2008.
    Giới hạn về khoa học: Chuyên đề tập trung nghiên cứu bản chất, cơ chế và nội dung của chi trả dịch vụ môi trường
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này đơn giản dễ hiểu nhưng không hề vắng mặt trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Việc tham khảo nhiều tài liệu càng thể hiện sự cẩn trọng và hiểu biết của người nghiên cứu. Tuy nhiên không thể bỏ qua việc ghi chép lại rõ ràng nguồn gốc của mỗi tài liệu để tiện theo dõi tra cứu được, nó làm tăng độ tin cậy của người đọc đối với đề tài nghiên cứu.
    Phương pháp liệt kê: Tổng hợp và liệt kê các số liệu nhằm giúp cho bài viết thờm tớnh thuyết phục đối với người đọc.
    Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được thu nhập sau đó phân tích đặc điểm, và xu hướng biến động của các bảng số liệu này.
    5. Cấu trúc chuyên đề.
    Cấu trúc chuyên đề được chia thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó, phần nội dung được chia thành 4 chương như sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường.
    Chương II: Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường tại một số nước trên Thế giới.
    Chương III: Chi trả môi trường tại Việt Nam.
    Chương IV: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp cho việc áp dụng chi trả môi trường tại Việt nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...