Văn Bản Chỉ thị số 01/2010/CT-UBND về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/1/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang11/27/01-2010-CT-UBND.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Chỉ thị số 01/2010/CT-UBND về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2010

    Chỉ thị số 01/2010/CT-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2010. 
    CHỈ THỊ<br type="_moz">
    Về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và

     phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2010<br type="_moz">
    __________
    Thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 3767/CT-BNN-KL ngày 18 tháng 11 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Do thời tiết mùa khô năm nay bất thường, cần có kế hoạch đối phó những tình huống phức tạp trong mùa khô năm nay, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện có rừng, Thủ trưởng các cơ quan Sở - ngành có liên quan quan tâm thực hiện những nội dung sau:
    1. Tăng cường hơn nữa chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã theo tinh thần Quyết định số 245/QĐ ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ.
    1.1. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng: Tăng cường hơn nữa quan hệ phối hợp giữa các cơ quan lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng, chống các hành vi mua bán trái phép gỗ và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố; tăng cường lực lượng phối hợp tuần tra bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ trong thời điểm trước và sau Tết nguyên đán; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, của đơn vị tập thể, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và của cộng đồng dân cư, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đấu tranh chống các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, giữ vững diện tích đặc dụng và phòng hộ của thành phố.
    1.2. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo tinh thần Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nơi có rừng và các Sở - ngành thành phố có liên quan tập trung chỉ đạo các quận, huyện:
    - Nơi có rừng trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao (huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và quận 9) cần quan tâm chỉ đạo thực hiện:
    a) Kiện toàn Ban Chỉ huy về phòng cháy, chữa cháy rừng của cấp mình (do đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách).
    b) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tiếp tục khảo sát nắm chắc diện tích và chủ sở hữu các khu rừng trồng phân tán ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp và cây trồng tập trung dễ cháy khác (cao su, mía) để có biện pháp phòng cháy, chữa cháy phù hợp với đặc điểm của địa phương.
    c) Chỉ đạo các phường, xã nơi có rừng quán triệt tinh thần “Lấy phòng cháy là chính” và phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy; kiện toàn Tổ xung kích phòng cháy, chữa cháy của địa phương, kịp thời xử lý mọi tình huống cháy xảy ra trên địa bàn.
    d) Nhắc nhở các đơn vị chủ rừng, các điểm tham quan du lịch tại nơi có rừng nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao cần tăng cường các biện pháp chủ động phòng cháy và chữa cháy rừng như: tổ chức nhân sự, trang bị phương tiện cho lực lượng chữa cháy tại chỗ; tăng cường công tác tuần tra canh phòng; tổ chức kiểm soát, hạn chế tối đa người dân vào rừng; tiến hành phát dọn thực bì, tạo băng cản lửa, nạo vét kênh mương trữ nước, bơm nước giữ ẩm nền rừng .
    đ) Nhắc nhở đơn vị chủ quản các dự án kinh tế, xã hội đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất nhưng chưa triển khai hết diện tích, trên đó còn cây bụi và thảm thực vật thực hiện các biện pháp phòng chống cháy lan hoặc tổ chức đốt chủ động. Trong trường hợp thực hiện biện pháp đốt chủ động trên diện rộng nơi tiếp giáp với rừng, nhà ở, công trình xây dựng phải có kế hoạch cụ thể và được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy khu vực xét duyệt.
    2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thành phố làm tốt các công việc sau:
    a) Phối hợp các cơ quan báo, đài tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và thông tin dự báo cấp nguy cơ cháy rừng để mọi người biết và chủ động đề phòng; rà soát, bổ sung các bảng tuyên truyền trong các khu vực dân cư cận rừng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
    b) Phối hợp các phòng, ban trực thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm và cán bộ phụ trách phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở; hướng dẫn giúp các quận, huyện, phường, xã nơi có rừng và các đơn vị chủ rừng lập hồ sơ, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
    c) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở mọi cá nhân, tổ chức hoạt động trong vùng có rừng thực hiện các chế độ, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và cần kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    d) Phối hợp các quận - huyện tiếp tục theo dõi, cập nhật diện tích rừng trồng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp và bổ sung, chỉnh lý bản đồ phòng cháy, chữa cháy rừng cho phù hợp với hiện trạng rừng và các điều kiện, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy (cự ly, trữ lượng nguồn nước, chế độ thủy triều, hệ thống giao thông) trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao; thống kê về lực lượng, trang thiết bị, phương tiện chữa cháy của các cấp để có thể huy động kịp thời khi xảy ra cháy rừng.
    đ) Lập kế hoạch trang bị máy định vị (GPS) và chuyển giao dữ liệu bản đồ số hóa phòng cháy chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố và các quận - huyện có rừng trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao. Chi cục Kiểm lâm lập kế hoạch dài hạn về phương án phòng chống cháy rừng trên địa bàn thành phố từ năm 2010 - 2015.
    3. Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi tăng cường các biện pháp chủ động điều tiết nước đối với hệ thống kênh thủy lợi, đáp ứng cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy tại những khu vực có rừng và cây trồng dễ cháy khác.
    4. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có rừng chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, chỉ đạo các bộ phận tham mưu, các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy khu vực tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy nói chung; có kế hoạch điều động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu; phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở; tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    5. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đóng quân trên địa bàn nơi có rừng thường xuyên tổ chức quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ, đội viên tích cực tham gia bảo vệ rừng, nêu cao ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng lửa trong sinh hoạt, gắn công tác phòng, chống cháy, nổ với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; lập kế hoạch tổ chức phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
    6. Sở Tài chính thành phố kịp thời xét cấp, bảo đảm kinh phí hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và nhu cầu thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích rừng phòng hộ của thành phố theo quy định.
    7. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (gọi tắt là Ban Chỉ huy 2203 - Chi cục Kiểm lâm) có kế hoạch phối hợp cùng các cơ quan chức năng là thành viên Ban Chỉ huy tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; theo dõi tình hình thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có chỉ đạo kịp thời.
    8. Các cơ quan chuyên trách các cấp về phòng cháy, chữa cháy và các đơn vị chủ rừng tổ chức trực phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ trong ngày suốt các tháng mùa khô; thực hiện chế độ báo cáo và báo cháy, cụ thể:
    a) Hàng ngày (từ 15 giờ đến 16 giờ) các đơn vị chủ rừng báo cáo nhanh tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy 2203 để kịp thời tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng Trung ương.
    b) Trong trường hợp xảy ra cháy rừng hoặc cháy thảm thực vật trên địa bàn quản lý, đơn vị chủ rừng phải thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương cấp phường - xã và các cơ quan chức năng theo số điện thoại dưới đây:
    - Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp: 114;
    - Chi cục Kiểm lâm (Văn phòng Thường trực BCH 2203): 38552501;
    - Phòng Kinh tế quận 9: 38973224;
    - Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hóc Môn: 38910377;
    - Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Chánh: 37602130;
    - Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Củ Chi: 38920371;
    Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã nơi có rừng triển khai đến đơn vị cơ sở để thực hiện, quyết không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn thành phố./. 
     
Đang tải...