Thạc Sĩ Chí số sinh lý - sinh hóa trước và sau điều trị của những bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý và đi

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 29/7/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý không viêm nhiễm, là đại dịch thế giới, bất luận nền kinh tế - xã hội, chủng tộc, dân tộc và là thách thức của bất kỳ quốc gia nào.
    Trong báo cáo về sức khỏe hàng năm của WHO năm 2002 đã nhấn mạnh tăng huyết áp là "kẻ giết người số một". Thực vậy tỷ lệ tăng huyết áp năm 2000 là 26,4% và năm 2025 là 29,2% và mỗi năm gây chết 7,1 triệu người tương đương 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Riêng năm 2008 người ta ước tính có khoảng 17,5 triệu người trên thế giới bị tử vong do tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch. Tần suất mắc tăng huyết áp trong cộng đồng rất cao ở nhiều nước phát triển. Tại Hoa kỳ, theo điều tra về sức khỏe và dinh dưỡng năm 1988 - 1991 có 20,4% người trưởng thành bị tăng huyết áp, tại Pháp năm 1994 là 41%, tại Canada năm 1995 22%, tại Hungary năm 1996 là 26,2% . Tại Việt Nam hai công trình nghiên cứu về tăng huyết áp của các tác giả: Đặng Văn Chung (1960), Trần Đỗ Trinh và cs (1992) cách nhau khoảng 30 năm cho thấy tần suất mắc bệnh tăng huyết áp từ 2-3% tăng lên đến
    II, 7%.
    Tăng huyết áp diễn tiến thầm lặng trong 15 đến 20 năm đầu nó không biểu lộ triệu chứng, không gây khó chịu cho người bệnh và ít người biết. Và khi tăng huyết áp có triệu chứng thì đồng nghĩa biến chứng là giai đoạn muộn màng - là nguyên nhân gây chết người thầm lặng nhưng vô cùng nguy hiếm và dai dắng truy người bệnh hết đời sống nếu không chữa trị phù họp. Hiệp hội Alzheimer cho biết kiểm soát tốt huyết áp sẽ cứu sống được 150.000 người mỗi năm. Trên thế giới hiện cứ 4 người có 1 người mắc huyết áp cao và rất nhiều trong số này chưa được chẩn đoán hay điều trị. Điều trị THA đã có nhiều tiến bộ do hiếu biết hơn về bệnh sinh, phát hiện nhiều thuốc mới, THA là một bệnh phố biến dễ chấn đoán nhưng đáng tiếc là tỷ lệ nhận biết, tỷ lệ điều trị và tỷ lệ điều trị đạt HA mục tiêu còn thấp. Ngay ở Hoa Kỳ theo thống kê cho thấy khả năng nhận biết có điều trị và điều trị có kiếm soát không được cải thiện trong nhiều thập kỷ, thậm chí giai đoạn 1991-1994 còn thấp hơn giai đoạn 1998-1991. Ở Việt Nam theo tác giả Trần Đỗ Trinh và Phạm Gia Khải tỷ lệ điều trị đúng cách chỉ có 4% (1991) và 19,1% (1999).
    Hiện nay các phương thức điều trị bệnh THA rất đa dạng như từ y tế cơ sở, phòng khám tư nhân, đơn thuốc truyền tay và các dược sỹ, bệnh nhân tự điều trị. Mặt khác, sự hiếu biết của người bệnh THA còn chưa cao trong khi đó bệnh THA hầu hết không có triệu chứng cơ năng, số người biết mình bị THA còn quá thấp và đa số chưa có hiểu biết về bệnh nên dẫn tới việc không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. Do đó tỷ lệ biến chứng của bệnh, tỷ lệ tái nhâp viện ngày càng gia tăng, dẫn đến chi phí tốn kém cho gia đình và xã hội.
    Chúng ta đã xác định được những trường hợp bị biến chứng THA trong cộng đồng qua điều tra dịch tễ học. Chúng ta cũng biết chi phí rất cao khi điều trị các biến chứng của THA mà hiệu quả lại không được như mong muốn.
    Việc điều trị tăng huyết áp đòi hỏi sự liên tục, kéo dài phải được theo dõi chặt chẽ bởi vậy nếu bệnh nhân nhập viện, điều trị trong khoảng thời gian dài sẽ gây nhiều khó khăn như: tình trạng quá tải bệnh nhân, gây tốn kém cho gia đình và xã hội . nhưng nếu điều trị ngoại trú có kết quả tốt sẽ có nhiều lợi ích cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do đó chúng tôi chọn đề tài : “Chí số sinh lý - sinh hóa trước và sau điều trị của những bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa - Nghệ An
    2. Mục tiêu đề tài.
    1. Đánh giá các chỉ sổ sinh lý của những bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý và điêu trị ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An băng : rèn luyện thê lực, chế độ sinh hoạt và làm việc kết hợp với dùng thuốc
    2. Định lượng các chỉ số sinh hóa, của những bệnh nhân tăng huyết áp được quản ỉỷ và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An băn%: rèn luyện thê lực, chê độ sinh hoạt và làm việc kêt hợp với dùng thuốc.
    3. So sánh kêt quả so sảnh tniức và sau điêu trị của bệnh nhân tăng huyết áp.


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu đề tài 2
    Chương TỐNG QUAN 3
    1.1. Khái niệm huyết áp và tăng huyết áp 3
    1.1.1. Định nghĩa về tăng huyết áp 3
    1.1.2. Phân loại huyết áp: 3
    1.2. Thực trạng tăng huyết áp 5
    1.2.1. Trên Thế giới: 5
    1.2.2. Ở Việt Nam 6
    1.3. Tỷ lệ người THA được điều trị và HA được kiểm soát: 7
    1.4. Tác hại của tăng huyết áp 9
    1.5. Triệu chứng tăng huyết áp 11
    1.6. Nguyên nhân gây bệnh 12
    1.6.1. Ảnh hưởng lượng Na trong thức ăn 13
    1.6.2. Uống rượu bia 14
    1.6.3. Hút thuốc lá 14
    1.6.4. Béo phì 15
    1.6.5. Rối loạn lipid máu 16
    1.6.6. Di truyền 17
    1.6.7. Căng thẳng thần kinh 19
    1.7. Hậu quả tăng huyết áp 20
    1.7.1. Chảy máu não 21
    1.7.2. Bệnh động mạch vành 21
    1.7.3. Biến chứng suy tim 22
    1.7.4 . Suy thận 23
    1.7.5. Tổn thương mắt 23
    1.8. Biện pháp điều trị 23
    1.8.1. Chế độ ăn 25
    1.8.2. Bỏ hút thuốc lá 27
    1.8.3. Giảm cân 27
    1.8.4. Tăng vận động thể lực 28
    1.8.5. Kiêng mỡ 28
    1.8.6. Các biện pháp khác 28
    CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 30
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
    2.2. Địa điếm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 30
    2.3. Thời gian nghiên cún: 30
    2.4. Tư liệu dùng cho nghiên cứu 30
    2.5. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.5.1. Thiết kế nghiên cứu 30
    2.5.2. Phương pháp chọn mẫu 30
    2.5.3: Tổ chức nghiên cứu: 31
    2.5.4. Các bước tiến hành nghiên cứu: 31
    2.6. Thu thập và xử lý số liệu: 34
    Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 35
    3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 35
    3.1.1. Tỷ lệ giới 35
    3.1.2. Tỷ lệ tuổi 35
    3.1.3. Nghề nghiệp 36
    3.1.4. Một số triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị 36
    3.1.5. HATT và HATTr của bệnh nhân trước và sau điều trị 41
    3.1.6. Các chỉ số sinh hoá: 45
    3.1.7. Các chỉ số huyết học: 51
    3.2. BÀN LUẬN 53
    3.2.1. Tuổi : 53
    3.2.2. Giới 53
    3.2.3 Nghề nghiệp 53
    3.2.4. Đánh giá các triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị: 53
    3.2.5. Kết quả kiểm soát HA 54
    3.2.6. Đánh giá một số chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị 55
    3.2.6. Các chỉ số huyết học: 62
    KÉT LUẬN 63
    KI ÉN NGHỊ 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
     
Đang tải...