Luận Văn Chi phí lưu thông và những biện pháp giảm chi phí lưu thông

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chi phí lưu thông và những biện pháp giảm chi phí lưu thông




    Lời nói đầu
    Trong cơ chế thị trường hiện nay lưu thông hàng hoá nằm trong bốn khâu của quá trình kinh doanh bao gồm sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trong 4 khâu đó đối với doanh nghiệp thương mại thì lưu thông hàng hoá là khâu vận động tất yếu khách quan của quá trình tái sản xuất xã hội. Vì vậy làm thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh? Câu hỏi này luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, nhà kinh doanh nói chung và các nhà quản lý, các nhà kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay lưu thông hàng hoá giữa các khu vực càng ngày càng thuận tiện và nhanh chóng các thông tin mà các chủ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng có thể nắm bắt được có ở nhiều phương tiện khác nhau và rất nhanh chóng, chuẩn xác. Do vậy chi phí lưu thông lâu nay đã trở thành trung tâm thu hút của các doanh nghiệp . Chi phí lưu thông là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh tương đối đầy đủ chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , muốn giảm được chí phí lưu thông đạt kết quả tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ bản chất của chi phí lưu thông, những vấn đề liên quan đến chí phí lưu thông những tác động có lợi và bất lợi của nó trong hoạt động kinh doanh. Cho nên cần biết phân tích và vận dụng chúng một cách có khoa học và có hiệu quả.
    Tên đề tài:
    CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ LƯU THÔNG


    Phần 1
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍ PHÍ LƯU THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    I-/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ LƯU THÔNG.

    1-/ Khái niệm:
    Phí lưu thông thực chất là chi phí lao động xã hội cần thiết bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá từ nơi mua (nguồn hàng) đến nơi bán.
    Chi phí lưu thông là giá của việc lưu thông hàng hoá. Những chi phí này là giá phát sinh trong quá trình lưu thông, là một tồn tại khách quan như bản thân quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông.
    2-/ Phân loại.
    Chi phí lưu thông hàng hoá gắn liền với quá trình mua bán và vận động của hàng hoá từ nơi mua hàng (nguồn hàng, nơi nhận) đến nơi bán hàng. Điều này chỉ rõ phí lưu thông là nhằm để đảm bảo các chí phí để thực hiện việc chuyển đưa hàng hoá từ nơi mua đến nơi bán. Không có chi phí lưu thông, sẽ không thể thực hiện việc lưu thông hàng hoá. Đó là chi phí cần thiết khách quan. Tuy nhiên mức phí cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức quản lý kinh doanh thương mại , sự tính toán hợp lý và các nhân tố chủ quan của người quản trị điều hành kinh doanh. Vì vậy, tuy là khách quan nhưng nó gắn chặt với hoạt động chủ quan của các doanh nghiệp thương mại. Do vậy, chi phí lưu thông là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cho nên phân loại phí lưu thông là vô cùng cần thiết và quan trọng:
    Một là: Phân loại theo nội dung kinh tế:
    Phí lưu thông được chia thành phí lưu thông thuần tuý và phí lưu thông bổ sung.
    + Phí lưu thông thuần tuý: là những khoản chí phí gắn liền với việc mua, bán hàng hoá, hạch toán hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Đó là những khoản chi chỉ nhằm chuyển hoá một cách đơn thuần giá trị của hàng hoá (T - H, H - T). Chi phí này không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm hàng hoá.
    + Phí lưu thông bổ sung: là những khoản chi phí nhằm tiếp tục và hoàn thành quá trình sản xuất nhưng bị hình thái lưu thông che dấu đi. Nhìn chung phí lưu thông bổ sung không làm tăng thêm giá trị sử dụng của hàng hoá, nhưng nó làm tăng thêm giá trị của hàng hoá. Thuộc loại phí lưu thông bổ sung gồm các loại chi phí : phí vận tải, phí bốc dỡ hàng hoá, phí phân loại chọn lọc, đóng gói hàng hoá, phí bảo quản hàng hoá, .
    Hai là: Phân loại theo sự phụ thuộc vào tổng mức lưu chuyển thì phí lưu thông được chia thành phí lưu thông khả biến và phí lưu thống bất biến.
    + Phí lưu thông khả biến: là những chi phí phụ thuộc vào sự thay đổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Khi tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng lên hay giảm xuống thì các khoản chi phí này cũng tăng lên hay giảm đi. Phí lưu thông khả biến bao gồm phí thu mua, phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá, phí bảo quản hàng hoá, . sự phụ thuộc đến mức nào tuỳ thuộc vào tính chất của các chỉ tiêu.
    + Phí lưu thông bất biến là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít có liên quan đến sự thay đổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Phí lưu thông bất biến bao gồm: chi phí quản lý hành chính, khấu hao tài sản cố định.
    Ba là: Theo các khâu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
    Người ta còn phân phí lưu thông theo các khâu của hoạt động kinh doanh và quản lý kinh doanh: ở cấp Tổng công ty, ở cấp công ty. Ngay trong doanh nghiệp cũng chia ra: cấp doanh nghiệp (công ty) cấp kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, các đại lý (tổng đại lý, đại lý nhánh). Để minh hoạ sự phân loại trên có thể minh hoạ bằng bảng danh mục chi phí lưu thông:
    Danh mục phí lưu thông là bảng liệt kê các khoản mục phí lưu thông trong quá trình kinh doanh hàng hoá. Các khoản mục trong bảng danh mục phí lưu thông được xây dựng theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp thương mại dễ dàng hạch toán các chi phí phát sinh ở từng khâu trong hoạt động kinh doanh theo cách xây dựng trên, bảng danh mục phí lưu thông hàng hoá được chia thành 4 khoản mục lớn.
    * Khoản mục phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá.
    * Khoản mục phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ.
    * Khoản mục phí hao hụt hàng hoá.
    * Khoản mục phí quản lý hành chính.
    BẢNG DANH MỤC PHÍ LƯU THÔNG
    I. Phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá
    1. Tiền cước vận tải.
    2. Tiền khuân vác bốc dỡ hàng hoá.
    3. Tạp phí vận tải.
    II. Phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ
    4. Tiền lương (tiền công) trực tiếp kinh doanh.
    5. Tiền thuê nhà và công cụ.
    6. Tiền khấu hao nhà cửa, công cụ.
    7. Phí phân loại, chọn lọc, đóng gói, bao bì.
    8. Phí bảo quản.
    9. Chi phí sửa chữa nhỏ, nhà cửa, công cụ.
    10. Chi phí nhiên liệu, điện lực.
    11. Chi phí trả lãi vay ngân hàng .
    12. Chi phí vệ sinh kho tàng, cửa hàng.
    13. Chi phí tuyên truyền quảng cáo.
    14. Chi phí đào tạo, huấn luyện.
    15. Chi phí khác.
    III. Chi phí hao hụt hàng hoá.
    16. Chi phí hao hụt hàng hoá trong định mức.
    17. Chi phí hao hụt ngoài định mức.
    IV. Chi phí quản lý hành chính.
    18. Tiền lương bộ máy quản trị kinh doanh.
    19. Khấu hao tài sản cố định.
    20. Chi phí nhiên liệu động lực.
    21. Chi phí nộp lên cấp trên.
    22. Chi phí tiếp khách.
    23. Chi phí hành chính khác.
     
Đang tải...