Tiến Sĩ Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương I. TỔNG QUAN . 3
    1.1 Điều trị HIV/AIDS, các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt
    Nam
    3
    1.1.1 Tình hình điều trị HIV/AIDS và nhu cầu điều trị ARV trên thế giới . 3
    1.1.2 Tình hình dịch HIV/AIDS và nhu cầu điều trị ARV tại Việt Nam 5
    1.1.3 Các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới 8
    1.1.4 Các mô hình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam 10
    1.1.5 Hiệu quả điều trị HIV/AIDS và hiệu quả chương trình điều trị ARV Việt
    Nam .
    16
    1.1.6 Đánh giá kinh tế y tế, phân tích chi phí và phân tích chi phí – hiệu quả 20
    1.2 Phân tích chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí – hiệu quả điều trị theo mức
    CD4 trên thế giới và tại Việt Nam
    28
    1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu chi phí điều trị HIV/AIDS trên thế giới 28
    1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu chi phí – hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo mức
    CD4 trên thế giới .
    31
    1.2.3 Tổng quan các nghiên cứu chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam . 33
    Chương II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1 Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố Việt
    Nam giai đoạn 2009-2010
    35
    2.1.1 Địa bàn, thời gian và đối tượng nghiên cứu . 35
    2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 36
    2.1.3 Các chỉ số nghiên cứu . 46
    2.1.4 Bộ công cụ và Vật liệu nghiên cứu 48
    2.1.5 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 49
    2.1.6 Hạn chế sai số 49
    2.2 Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4 tại các điểm
    nghiên cứu .
    50
    2.2.1 Địa điểm, đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu . 50
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 51
    2.2.3 Các chỉ số nghiên cứu 57
    2.3 Đạo đức nghiên cứu 58
    Chương III. KẾT QUẢ 60
    3.1 Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố
    Việt Nam giai đoạn 2009-2010
    60
    3.1.1 Thông tin chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu 60
    3.1.2 Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS . 63
    3.1.3 Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS . 73
    3.2 Phân tích chi phí – hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức tế bào CD4 91
    3.2.1 Phân tích sống sót của các đối tương nghiên cứu theo các mức CD4 92
    3.2.2 Phân tích chi phí – hiệu quả theo CD4 98
    Chương IV. BÀN LUẬN 103
    4.1 Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và sự thay đổi của chi phí điều trị
    HIV/AIDS theo các yếu tố liên quan
    103
    4.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 103
    4.1.2 Ước tính chi phí điều trị HIV/AIDS và phân tích sự thay đổi của chi phí
    theo các yếu tố liên quan
    104
    4.2 Chi phí – Hiệu quả điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam . 122
    1.2.1 Xác suất sống của bệnh nhân HIV/AIDS theo các mức CD4 122
    4.2.2 Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4 124
    4.2.3 Phân tích chi phí – Hiệu quả theo các mức CD4 125
    4.2.4 Hạn chế của nghiên cứu 126
    4.2.5 Điểm mới của nghiên cứu 127
    KẾT LUẬN 128
    KHUYẾN NGHỊ 130
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 131


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đến năm 2020
    và tầm nhìn 2030 đã xác định điều trị và chăm sóc HIV/AIDS là một trong hai
    chương trình trụ cột chính với mục tiêu “Đảm bảo nguồn lực cho điều trị 70%
    người nhiễm HIV vào năm 2015 và 80% người nhiễm HIV vào năm 2020” [21]
    Tại Hội nghị AIDS toàn cầu lần thứ XIX năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới
    (WHO) đã khuyến cáo điều trị ARV có thể giúp chặn đứng và chấm dứt dịch HIV.
    Ngoài tác dụng cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị bằng thuốc
    ARV còn có tác dụng làm giảm tải lượng vi rút của người bệnh, từ đó làm giảm khả
    năng người bệnh lây truyền HIV, và làm giảm số người mới nhiễm HIV. Do vậy,
    càng điều trị ARV được cho nhiều người nhiễm HIV, càng có khả năng làm giảm
    lượng virut có trong cộng đồng và giảm lây lan, góp phần ngăn chặn dịch HIV.
    Thông qua điều trị ARV, nhân viên y tế “quản lý” được bệnh nhân, tư vấn giúp
    bệnh nhân giảm hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Tuy nhiên điều
    trị ARV là điều trị liên tục và suốt đời, việc đảm bảo bệnh nhân được điều trị liên
    tục, tránh gián đoạn là vô cùng quan trọng. Thiếu thuốc ARV và gián đoạn điều trị
    sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc do đó bệnh nhân sẽ phải chuyển sang các phác đồ
    đắt tiền hơn [133].
    Nguồn kinh phí cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS hiện nay ở
    Việt Nam chủ yếu do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ (chiếm khoảng 60-70% tổng
    kinh phí cho chương trình) [22]. Do vậy, khi các nhà tài trợ cắt giảm ngân sách
    trong thời gian tới chương trình sẽ phải chuẩn bị các phương án về nguồn lực thay
    thế nhằm đảm bảo tính bền vững và duy trì được các kết quả đã đạt được trong thời
    gian qua.
    Để có căn cứ xây dựng các phương án chuẩn bị về nguồn lực cho chương
    trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong Chiến lược quốc gia phòng, chống
    HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, các thông tin về chi phí điều trị
    HIV/AIDS là các tham số đầu vào quan trọng giúp cho việc ước tính nhu cầu nguồn
    lực tài chính cho chương trình chăm sóc và điều trị được đầy đủ và khả thi.
    2
    Trong điều trị ARV, thời điểm điều trị có tác động rất lớn đến hiệu quả điều
    trị và số lượng bệnh nhân tiếp cận với chương trình. Tổ chức Y tế thế giới đã
    khuyến cáo điều trị sớm cho bệnh nhân HIV/AIDS và khởi điểm điều trị theo mức
    CD4<350 tế bào/mm3[108]. Tuy nhiên tại Việt Nam việc phát hiện sớm và điều trị
    sớm vẫn còn là một thách thức khi bệnh nhân vẫn đến các cơ sở điều trị trong tình
    trạng bệnh đã tiến triển với CD4 xuống dưới mức 100 tế bào/mm
    3
    [20]. Do đó, xác
    định thời điểm điều trị tối ưu trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế cũng là một vấn
    đề cần được giải quyết đối với các nhà quản lý chương trình điều trị HIV/AIDS tại
    Việt Nam.
    Đề tài “Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo
    mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố” được triển khai nhằm các mục tiêu
    sau:
    1. Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố
    Việt Nam giai đoạn 2009-2010.
    2. Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại các điểm
    nghiên cứu.


    Chương 1.
    TỔNG QUAN
    1.1. Điều trị HIV/AIDS, các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại
    Việt Nam
    1.1.1. Tình hình điều trị HIV/AIDS và nhu cầu điều trị ARV trên thế giới
    Với tốc độ mở rộng chương trình hết sức nhanh chóng, chương trình chăm
    sóc và điều trị HIV/AIDS được đánh giá là một thành tựu hết sức ấn tượng của
    chương trình y tế công cộng toàn cầu. Đến hết năm 2011, tại các quốc gia có thu
    nhập thấp và thu nhập trung bình trên thế giới đã có 8.000.000 người được nhận
    thuốc điều trị kháng vi rút, tăng gấp 25 lần so với số người được điều trị tại các
    quốc gia này so với năm 2002. Các nước Châu Phi cận sa mạc Sahara có mức tăng
    cao nhất với số lượng người được nhận thuốc điều trị kháng vi rút từ 3.911.000 lên
    5.064.000 người [110]. Khoảng 54% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị đã
    được nhận dịch vụ điều trị[147]. Một số quốc gia trong đó có các quốc gia với
    nguồn lực hạn chế đã đạt được hoặc gần như hoàn thành “phổ cập” điều trị ARV.
    Tỷ lệ nhiễm và tử vong do HIV đã giảm ở nhiều quốc gia [110]. Ở cấp độ toàn cầu,
    số người tử vong do AIDS đã giảm xuống còn 1,7 triệu người, so với con số 2,3
    triệu người năm 2005. Trong năm 2011, có khoảng 2,2 triệu ca nhiễm mới ít hơn
    năm 2001 500.000 người 143].
    Nhiều người nhiễm HIV đã được tham gia điều trị tuy nhiên họ đến các cơ sở
    điều trị muộn, CD4 thấp hơn rất nhiều mức CD4 do Tổ chức Y tế thế giới khuyến
    cáo bắt đầu điều trị. Việc tiếp cận điều trị ARV vẫn còn chưa công bằng khi chỉ có
    28% trẻ nhiễm HIV cần được điều trị được tiếp cận với điều trị ARV, thấp hơn
    nhiều so với tỷ lệ 57% của người lớn [3]. Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai
    nhiễm HIV làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% và có
    thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình tới 96%. Tuy nhiên chỉ có ít hơn 1/3
    số phụ nữ có đủ tiêu chuẩn điều trị ARV được tiếp cận điều trị cho đến hết năm
    2011. Tỷ lệ tiếp cận điều trị vẫn còn thấp tại những nơi mà dịch tập trung vào một
    số nhóm đối tượng nguy cơ cao như IDU, MSM và phụ nữ chuyển giới [149]. Tỷ lệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...