Thạc Sĩ Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: "Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo
    mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố"
    - Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62.72.03.01
    - Nghiên cứu sinh: Dương Thúy Anh
    - Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Long
    - 2. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
    - Tên cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD] - Chi phí điều trị đối với bệnh nhân nội trú HIV/AIDS là 4.341.253 đồng/ đợt điều trị (tương đương khoảng 230 đô la Mỹ). Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS/người/năm là 2.138.931 ( SE= +1.548.073) đồng đối với trước điều trị ARV (tương đương 116 đô la Mỹ); 6.421.893 (SE = + 420.366 ) đồng (tương đương 348 đô la Mỹ) đối với chi phí điều trị ARV bậc 1 năm đầu và 6.005.153 (SE = +209.296 ) đồng (tương đương 325 đô la Mỹ) cho chi phí điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai. Chi phí điều trị ARV bậc 2 là 28.236.312 (SE= +1.207.563) đồng (tương đương 1.529 đô la Mỹ).
    - Thuốc ARV chiếm tỷ trọng cao nhất trong thành phần chi phí điều trị HIV/AIDS dao động từ 37% - 89% tùy thuộc các phác đồ điều trị. Tiếp đến là thuốc nhiễm trùng cơ hội (2-20%), xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (5-15%) và nhân lực (3-19%). Chi phí điều trị HIV/AIDS có sự khác biệt đáng kể giữa các cơ sở điều trị ngoại trú và nội trú. Sự khác biệt của chi phí nằm ở tỷ trọng chi phí cho thuốc nhiễm trùng cơ hội, các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh và cho nhân lực y tế.
    - Chi phí điều trị HIV/AIDS càng cao khi bệnh càng tiến triển (khi khả năng miễn dịch đã suy giảm CD4 <100 tế bào/mm3 hoặc bệnh nhân đã ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4). Chi phí điều trị sớm (CD4>=100 tế bào/mm3) thấp hơn 38% so với chi phí điều trị muộn (CD4<100 tế bào/mm3) ở nhóm trước điều trị ARV, 21% ở nhóm điều trị ARV bậc 1 năm đầu và 4% ở nhóm điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai.
    - Chi phí điều trị tại các cơ sở điều trị trực thuộc bệnh viện tuyến trung ương có chi phí điều trị trung bình thấp hơn so với các cơ sở điều trị thuộc bệnh viện tỉnh, trung tâm phòng, chống AIDS và các cơ sở điều trị tuyến huyện qua từng giai đoạn điều trị.
    2. Chi phí - hiệu quả của các mức CD4
    - Sau 5 năm theo dõi, số năm sống chênh lệch giữa nhóm CD4 < 100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] và CD4 >=100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] là 0,63 năm. Điều trị sớm CD4 >= 100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] giúp tăng thêm 30,6 năm sống so với 18 năm sống của điều trị muộn CD4 <100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] .
    - Bệnh nhân có mức CD4>=100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] có nguy cơ tử vong chỉ bằng 0,4 lần số với người có mức CD4<100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP].
    - Tỷ suất chi phí tăng thêm cho một năm sống (ICER) của điều trị sớm CD4 >= 100 tế bào/mm3 so với điều trị muộn <100 tế bào/mm3 là 15.672.675 đồng/người/năm sống sót. Tỷ suất này thấp hơn thu nhập bình quân đầu người một năm tại Việt Nam (1300 đô la Mỹ) cho thấy điều trị sớm là phương án rất có tính chi phí - hiệu quả
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...