Đồ Án Chi NSNN & vai trò của nó đối với sự nghiệp CNH - HĐH

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chi NSNN & vai trò của nó đối với sự nghiệp CNH - HĐH


    Phần I
    MỘT SỐ NHẬN THỨC CHỦ YẾU VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ -
    HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC


    I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ
    Lưu chuyển hàng hoá phát triển của sản xuất xã hội đã chứng minh rằng, mỗi phương thức sản xuất của xã hội chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất - kỹ thuật thích ứng nhất định, chính cơ sở vật chất - kỹ thuật này là một trong những nhân tố quan trọng nhất, để xác định phương thức sản xuất đó thuộc loại hình xã hội - lịch sử nào và thuộc thời đại kinh tế nào.
    Cơ sở vật chất - kỹ thuật của mỗi phương thức sản xuất của xã hội là tổng thể hữu cơ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện lịch sử nhất định của tiến bộ khoa học và công nghệ, dựa trên đó, lực lượng lao động của xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Trong lịch sử bao giờ phương thức sản xuất cũng kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật của phương thức sản xuất trước nó, trên cơ sở đó, cải tạo, phát triển thành cơ sở vật chất - kỹ thuật cho bản thân mình. Chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển cũng phải tuân theo tính quy luật đó.

    Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội một mặt, kế thừa những thành quả đã đạt được trong xã hội trước đó; mặt khác, nó được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và theo nhu cầu của chế độ xã hội mới. Đó chính là nền công nghiệp có công nghệ tiên tiến, trong đó ngành chế tạo cơ khí giữ vị trí then chốt, có đủ khả năng trang bị kỹ thuật hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân, nhằm không ngừng phát triển sản xuất và nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân. Trong điều kiện xu hướng quốc tế hoá, sản xuất phát triển ngày càng sâu rộng thì cơ cấu của nền công nghiệp hiện đại có sự kết hợp chặt chẽ phân công và chuyên môn hoá trong nước và quốc tế, nhằm kết hợp tối ưu sức mạnh của quốc gia và quốc tế, của dân tộc và thời đại.

    Các nước đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đã đạt được theo yêu cầu của chế độ mới, của các quy luật khách quan tác động trong nền kinh tế có bản chất kinh tế - xã hội mới, và tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất.

    Các nước có nền kinh tế phát triển chưa cao, các nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến thì tiến lên chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá và một phần tự động hoá (khi có điều kiện) trong các ngành của nền kinh tế quốc dân; đồng thời trên cơ sở trình độ đã đạt được của cơ sở vật chất - kỹ thuật mới mà cải biến cơ cấu kinh tế lạc hậu, què quặt, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước và quốc tế. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là con đường tạo ra sức sản xuất mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đồng thời mỗi bước phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật lại làm cho quan hê sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội không ngừng được phát triển, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

    Thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa không những bắt nguồn từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, mà còn bắt nguồn từ yêu cầu của sự phát triển các mặt khác của đời sống xã hội, của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Với cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng cao trong quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân có thêm điều kiện để giúp đỡ nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội; liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được củng cố, làm cơ sở vững chắc cho chế độ xã hội mới. Gắn liền với các giai đoạn phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ đó, sự giúp đỡ của công nghiệp và thành thị đối với nông nghiệp và nông thôn được tăng cường và có hiệu quả hơn.

    Những thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hoá còn tạo ra nhiều điều kiện để thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong nước. Điều đó đưa đến sự thống nhất ngày càng cao về chính trị và tinh thần trong xã hội.

    Tiến hành công nghiệp hoá để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi trình độ giác ngộ cách mạng, trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của người lao động ngày càng cao, trong đó có sự đóng góp tích cực, to lớn của đội ngũ trí thức. Đồng thời, mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội do quá trình công nghiệp hoá đem lại, sẽ tạo ra những điều kiện mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện.

    Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa còn là yêu cầu khách quan của quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa còn là yêu cầu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường tham gia vào phân công và hợp tác kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới.

    Từ tính tất yếu khách quan nói trên, có thể khẳng định rằng, thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

    Chính vì thế, qua các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII của Đảng luôn luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng thời, qua mỗi lần đại hội, Đảng ta lại nhận thức và cụ thể hoá thêm nhiệm vụ này cho thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước ta trong từng thời kỳ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định lại: "xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ"1 và "giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
     
Đang tải...