Tiểu Luận Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường xe bị chết máy. Đang loay hoay khởi động lại xe thì thấy

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cá nhân 2 Luật Hình sự 2 – Đề số 2

    Đề số 2: Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường xe bị chết máy. Đang loay hoay khởi động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được.
    H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng.
    Hỏi:
    1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao? (5 điểm)
    2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập 1- Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB.CAND Hà Nội, 2009.
    2. Giáo trình Luật hình sự (Phần chung)- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội- NXB.ĐHQG, Hà Nội 2005.
    3. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam- NXB. Lao động- xã hội, 2009.
    4. Thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV BLHS năm 1999;
    5. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 BLHS năm 1999;
    6. Bàn về định tội danh đối với một số tội xâm phạm sở hữu, ThS. LÊ VĂN LUẬT – TAND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, Tạp chí khoa học pháp lý 01/2006
    BÀI LÀM
    1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao? (5 điểm)
    Hành vi của H cấu thành tội “Cướp giật tài sản” vì những căn cứ sau:
    Khoản 1 Điều 136 BLHS quy định “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
    Thông thường tội cướp giật tài sản thường biểu hiện qua các hành vi khách quan như giật lấy, giằng lấy tài sản đang trong sự quản lý của người khác rồi nhanh chóng tẩu thoát. Ví dụ: hành vi giật đồng hồ, giật giây chuyền vàng, giật túi xách, giật điện thoại di động, nếu trong các trường hợp đó mà có sự cự lại của chủ quản lý tài sản thì còn có thêm sự giằng lấy rồi nhanh chóng tẩu thoát. Các hành vi này thể hiện rất rõ tội “Cướp giật tài sản”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...