Luận Văn Chế tạo thiết bị quét laser dùng trong kỹ thuật ngược phục vụ đào tạo tại trường Đại học Nha Trang

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Chế tạo thiết bị quét laser dùng trong kỹ thuật ngược phục vụ đào tạo tại trường Đại học Nha Trang


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 1
    Lời cảm ơn 2
    Lời cam đoan . .3
    Chương 1 Tổng quan về kỹ thuật ngược . 4
    1.1 Mở đầu . . 4
    1.2 Một số ứng dụng của kỹ thuật ngược trong công nghiệp .5
    1.3 Quy trình kỹ thuật ngược 10
    1.4 Máy quét laser .13
    1.5 Thiết bị quét laser theo công nghệ của hãng DAVID Vision
    Systems 17
    Chương 2 Xây dựng kết cấu thiết bị 19
    2.1 Mở đầu . 19
    2.2 Phương án thiết kế .19
    Phương án 1 .19
    Phương án 2 . 22
    2.3 Thiết kế các cơ cấu của thiết bị .25
    2.3.1 Phần cơ khí . .25
    2.3.2 Mô hình cơ khí . .31
    2.3.3 Phần gỗ 32
    2.3.4 Mô hình gỗ 35
    2.3.5 Mô hình hoàn chỉnh 35
    2.4 Thiết kế mạch điều khiển 36
    Chương 3 Chế tạo thiết bị 39
    -69-3.1 Phần cơ khí .39
    3.2 Phần điện và laser .45
    3.3 Lắp ráp 48
    Chương 4 Quét thử nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị .50
    4.1 Cài đặt phần mềm David-Laser Scanner . .50
    4.2 Quét thử nghiệm .50
    4.2.1 Điều chỉnh phần mềm .50
    4.2.2 Thiết kế ngược trong modul SolidWorks 2012 61
    4.2.3 Độ chính xác của vật thể quét .63
    4.2.4 Hạch toán giá thành sản phẩm 64
    Kết luận và đề xuất ý kiến . .65
    Kết luận 65
    Đề xuất ý kiến 65
    Tài liệu tham khảo 66
    Mục lục .68


    LỜI MỞ ĐẦU
    Kỹ thuật ngược được ra đời từ những thập niên 90 của thế kỷ trước và
    đã được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực phát triển nhanh sản phẩm,
    tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nhằm đáp ứng kịp thời với nhu
    cầu, đòi hỏi ngày càng cao c ủa xã hội. Tại Việt Nam, nhiều công ty về chế tạo
    máy, nhất là các công ty khuôn mẫu, đồ chơi trẻ em, đã áp dụng kỹ thuật
    ngược để thiết kế và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, đa số trường đại học có
    đào tạo ngành chế tạo máy ở nước ta lại chưa có điều kiện để cho sinh viên
    tiếp cận với kỹ thuật này. Một trong những nguyên nhân là do thiết bị dùng
    trong kỹ thuật ngược tương đối đắt. Trường Đại học Nha Trang cũng không
    phải ngoại lệ.
    Để phần nào tháo gỡ vướng mắc trên, em đã chọn đề tài “Chế tạo thiết
    bị quét laser dùng trong kỹ thuật ngược phục vụ đào tạo tại trường Đại học
    Nha Trang” để làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung thực hiện trong đề tài này gồm
    5 chương:
    Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật ngược
    Chương 2: Xây dựng kết cấu thiết bị
    Chương 3: Chế tạo thiết bị
    Chương 4: Quét thử nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị
    Kết luận và đề xuất ý kiến


    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT NGƯỢC
    1.1 Mở đầu
    Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, kỹ thuật ngược
    (Reverse Engineering), đã được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực phát
    triển nhanh sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nhằ m đáp
    ứng kịp thời với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao c ủa xã hội. Đặc biệt trong
    lĩnh vực thiết kế mô hình 3D từ mô hình cũ đã có sẵn nhờ sự trợ giúp của máy
    tính thông qua các gói phần mềm CAD/CAM [2, trang 7].
    Để chế tạo sản phẩm, đầu tiên người thiết kế phải hiểu rõ kết cấu, chức
    năng của chi tiết, sau đó thiết kế và gia công trên các phần mề m CAD/CAM
    để tạo ra sản phẩm, tuy nhiên việc thiết kế ban đầu (dữ liệu đầu vào) mất rất
    nhiều thời gian, công sức, năng suất thấp. Trong thực tế, người ta cần chế tạo
    những mẫu có sẵn mà chưa (hoặc không) có mô hình CAD tương ứng (đồ cổ
    chẳng hạn), những chi tiết đã ngừng sản xuất từ lâu, những chi tiết không rõ
    xuất xứ, bộ phận con người, động vật, Để tạo được mẫu của những sả n
    phẩm này, trước đây người ta đo đạc rồi vẽ phác lại hoặc dùng sáp, thạch cao
    để in mẫu. Các phương pháp này cho độ chính xác không cao, tốn nhiều thời
    gian và công sức, đặc biệt là những chi tiết phức tạp. Ngày nay người ta đã s ử
    dụng máy quét hình để quét hình dáng của chi tiết sau đó nhờ các phần mề m
    CAD/CAM chuyên dụng để xử lý dữ liệu quét và cuối cùng sẽ tạo được mô
    hình CAD 3D với độ chính xác cao. Mô hình 3D này có thể được chỉnh sửa
    nếu cần [2, trang 7]. Vậy quy trình để thiết kế và chế tạo một sản phẩm theo
    kỹ thuật ngược như sau: sản phẩm - đo và kiểm tra - tái thiết kế - tạo mẫ u thử
    và kiểm tra - sản phẩm [4].
    Sau đây là một số lý do sử dụng kỹ thuật ngược.
    - Một số sản phẩm gốc đầu tiên đã không sản xuất từ lâu, nhưng khách
    hàng cần sử dụng sản phẩm đó lại.
    - Sản phẩm đầu tiên đã ngừng sản xuất từ lâu, sản phẩm gốc đã trở
    nên lỗi thời, cổ xưa.
    - Sản phẩm ban đầu đã mất tài liệu thiết kế.
    -5-- Tạo lại dữ liệu hoặc chế tạo từng phần mà không có dữ liệu CAD,
    hoặc với dữ liệu đã trở nên quá lỗi thời hoặc đã bị mất.
    - Kiểm tra và quản lý chất lượng, so sánh chế tạo từng bộ phận được
    thiết kế trong mô hình CAD.
    - Một vài sản phẩm xấu cần loại ra chất lượng quá kém, đòi hỏi cần
    phải cải thiện, giảm mức phế phẩm ở giá trị thấp nhất.
    - Thăm dò thị trường và cải tiến sản phẩm
    - Tạo dữ liệu 3D từ những nét đặc biệt, mô hình hoặc tạo một tác phẩ m
    điêu khắc.
    - Sáng tạo ra các kiểu răng, hoặc phẩu thuật lắp ráp các bộ phận cơ thể,
    tạo ra một loạt thân thể từng phần hoặc lập kế hoạch phẩu thuật [6, trang 3].
    1.2 Một số ứng dụng của kỹ thuật ngược trong công nghiệp
    1.2.1 Kỹ thuật ngược trong ngành công nghiệp ô tô
    Hình 1.1 Quy trình áp dụng kỹ thuật ngược ở các công ty ô tô của Nhật.
    -6-Để sản xuất ra một chiếc ô tô phải mất rất nhiều thời gian. Theo như
    các phương pháp truyền thống sử dụng bộ ba CAD/CAM/CAE thì phải mất
    trên 3 tháng mới hoàn thành xong sản phẩm. Các công ty Nhật Bản chọn
    phương án dùng kỹ thuật ngược để có thể rút ngắn thời gian thiết kế cũng như
    cạnh tranh thị trường trên thế giới và quy trình mà họ áp dụng rất thành công.
    Hình 1.1 biểu diễn quy trình áp dụng kỹ thuật ngược ở các công ty ô tô của
    Nhật [6, trang 142]. Hiện nay quy trình này cũng được nhiều công ty sản xuất
    ô tô trên thế giới áp dụng.
    Các bước thực hiện khi áp dụng kỹ thuật ngược trong sản xuất ô tô như
    sau:
    Bước 1: Tạo mô hình đất sét
    Hình 1.2 Tạo mô hình đất sét Hình 1.3 Dán keo lên mô hình
    Bước 2: Quét mẫu đất sét dùng thiết bị quét laser.
    Bước 3: Xử lý dữ liệu quét bằng phần mềm chuyên dụng


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Nguyễn Thế Long, Th.S. Trương Hồng Quang, “Công nghệ Scan 3D và
    ứng dụng”, Trường Đại học giao thông vận tải tp Hồ Chí Minh.
    [2]. Nguyễn Văn Tường, “Kỹ thuật ngược”, tr. 7-9.
    [3]. Lê Văn Thương (2012), “Máy quét Laser 3D Nikon LC15Dx – Rút ngắn
    về độ chính xác với CMM dùng đầu dò chạm”, tr. 1-2.
    [4]. Đoàn Thị Minh Trinh (2011), “Công nghệ thiết kế ngược”, Trường Đạ i
    học bách khoa tp Hồ Chí Minh.
    [5]. Chau-Chang Wang, Da-jung Tang and Todd Hefner , Design, Calibration
    and Application of a Seafloor Laser Scanner, Institute of
    Applied Marine Physics and Undersea Technology National Sun Yat-sen
    University Applied Physics Lab, Washington University Taiwan USA.
    [6]. Vinesh Raja and Kiran J. Fernandes (Eds.) (2008), Reverse Engineering,
    University of Warwick and University of York, UK.
    [7]. L. Bornaz, F. Rinaudo, “Terrestrial Laser Scanner Data Processing”, C.so
    Duca degli Abruzzi, 24 – 10129 Torino.
    [8]. Ertu Unver, Atkinson Paul and Tancock Dave, “ Applying 3D Scanning
    and Modeling in Transport Design Education”, University of Huddersfield.
    [9]. Douglas Lanman, Daniel Cabrini Hauagge, and Gabriel Taubin, “ Shape
    from Depth Discontinuities under Orthographic Projection”, Division of
    Engineering, Brown University Providence, RI 02912 USA.
    [10]. Matthew J. Leotta, Austin Vandergon and Gabriel Taubin (2008), “3D
    Slit Scanning with Planar Constraints”, Brown University Division of
    Engineering, Providence, RI, USA Microsoft, USA.
    [11]. Matthew J. Leotta, Austin Vandergon, Gabriel Taubin, “Interactive 3D
    Scanning Without Tracking”, Brown University Division of Engineering
    Providence, RI 02912, USA.
    [12]. Minitech Machinery Corporation, 3D Laser Scanning System, Georgia.
    -67-[13]. Kristine I. Spangard, “New Advances In 3D Laser Scanning
    Technologies”, 9401 James Avenue South, Suite 132 Minneapolis, MN
    55431.
    [14]. Wolfgang BOEHLER, Andreas MARBS, “3D Scanning Instruments”,
    i3mainz, Institute for Spatial Information a nd Surveying Technology, FH Mai
    Holzstrasse 36, 55116 Mainz, Germany.
    [15]. www.david-laserscanner.com/forum
    [16]. www.david-laserscanner.com
    [17]. www.meslab.org/mes/threads/4183-Tu-che-may-3D-Laser-Scanner.html
    [18]. www.david-laserscanner.com/wiki/scanning_without_panels_b \_hal
    [19]. www.scanning.fh-mainz.de
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...