Đồ Án chế tạo máy biến áp và động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Máy điện là thiết bị điện phổ biến và quan trọng trong sản xuất cũng như trong đời sống. Máy điện thường gặp trong nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải .và trong các thiết bị điện gia đình. Một số máy điện điển hình như: máy biến áp, máy phát điện, động cơ điện, .
    Máy điện làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, có hai phần cơ bản: phần mạch từ (lõi thép) và phần mạch điện (dây quấn). Dùng máy điện để biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện), cơ năng thành điện năng (máy phát điện) hoặc biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng điện, tần số, pha .
    Lí thuyết chung về máy điện được giảng dạy cho tất cả các sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội trong môn “Cơ sở kĩ thuật điện”. Đặc biệt, các sinh viên khoa Điện được trang bị một cách sâu sắc và toàn diện hơn qua môn “Máy điện”. Từ lí thuyết đó, các sinh viên khoa Điện được thực hành về máy điện qua 3 tuần thực tập xưởng điện. Đây là thời gian quý giá để sinh viên trực tiếp chế tạo máy điện và tích luỹ các kinh nghiệm, kiến thức thực tế. Sau 3 tuần, mỗi sinh viên đều nắm được kĩ thuật quấn dây máy biến áp công suất nhỏ, động cơ ba pha rôto lồng sóc 36 rãnh, đồng thời kiềm nghiệm lại lí thuyết đã được học.
    Bản báo cáo này được hoàn thành sau đợt thực tập. Nội dung gồm 3 phần:
    - Phần 1: Cơ sở lí thuyết. Phần này trình bày lí thuyết về máy biến áp và động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc.
    - Phần 2: Thiết kế - Chế tạo. Phần này trình bày cơ sở thiết kế bộ dây quấn và kĩ thuật quấn dây.
    - Phần 3: Kết quả thực tập. Phần này ghi các kết quả chạy máy, các bộ số liệu và nhận xét, đánh giá kết quả.

    Đợt thực tập đã giúp em có được những kĩ năng cơ bản về chế tạo máy biến áp và động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc, đồng thờ giúp em kiểm nghiệm được rất nhiều về lí thuyết.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo hướng dẫn đã tạo điều kiện, trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập giúp và nhóm hoàn thành đợt thực tập với kết quả tốt.















    PHẦN 1: LÝ THUYẾT
    A-GIỚI THIÊU CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN
    I) Định nghĩa và phân loại:
    1, Định nghĩa:
    Máy điện là thiết bị điện từ, làm việc theo nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ.
    Cấu tạo: Máy điện gồm mạch từ (lõi thép) và mạch điện (dây quấn) dùng để biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, như từ cơ năng thành điện năng (máy phát điện) hoặc điện năng thành cơ năng (động cơ điện). Máy điện còn dùng để biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng điện, tần số .
    2, Phân loại
    Có nhiều cách để phân loại máy điện như phân loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức năng, theo loại dòng điện (xoay chiều, một chiều) theo nguyên lý làm việc .ở đây ta phân loại các máy điện theo nguyên lý biến đổi điện năng của chúng.
    a) Máy điện tĩnh
    Máy điện tĩnh thường gặp là máy biến áp. Máy điện tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, do sự biến thiên từ thông giữa các cuộn dây không có chuyển động tương đối với nhau.
    Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính thuân nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ, quá trình biến đổi có tính thuận nghịch. Ví dụ: MBA có thể biến đổi điện năng có các thông số U[SUB]1[/SUB],I[SUB]1[/SUB],f[SUB]1[/SUB] thành điện năng có các thông số U[SUB]2[/SUB],I[SUB]2[/SUB],f[SUB]2[/SUB] hoặc ngược lại.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Quá trình biến đổi thuận nghịch của máy biến áp.
    b) Máy điện có phần động: (quay hoặc chuyển động thẳng)
    Nguyên lý làm việc của các máy điện loại này dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra.
    [​IMG]
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    Quá trình biến đổi thuận nghịch của máy điện có phần động.

    Loại máy này thường dùng để biến đổi dạng năng lượng, như biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện) hoặc biến đổi cơ năng thành điện năng (máy phát điện). Quá trình biến đổi có tính thuận nghịch, nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát hoặc động cơ điện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...