Luận Văn Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

    PHẦN MỞ ĐẦU trang 1


    1. Lý do chọn đề tài trang 1


    2. Mục đích nghiên cứu trang 1


    3. Phạm vỉ nghiên cứu trang 2


    4. Đổi tượng nghiên cứu trang 2


    5. Phương pháp nghiên cứu trang 2


    6. Kết cấu đề tài trang 2


    PHẦN NỘI DUNG trang 4


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI trang 4


    1.1 Giói thiệu chung về họp đồng thương mại trang 4


    1.1.1 Khái quát về thuật ngữ thương mại trang 4


    1.1.2 Khái niệm về hợp đồng trang 5


    1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng thương mại trang 8


    1.1.4 Nội dung của hợp đồng thương mại trang 10


    1.1.5 Hình thức của hợp đồng thương mại trang 12


    1.2 Khái quát chung về chế tài phạt vi phạm trang 15


    1.2.1 Khái niệm chế tài phạt vi phạm trang 15


    1.2.1.1 Khái niệm chế tài trang 15


    1.2.1.2 Khái niệm chế tài phạt vi phạm trang 16


    1.2.2 Đối tượng áp dụng của chế tài phạt vi phạm trang 17


    1.2.3 Vai trò của chế tài phạt vi phạm trang 19


    1.2.4 Đặc điểm của chế tài phạt vi phạm trang 22


    1.2.5 Ưu điểm của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm trang 23


    CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI trang 25


    2.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại trang 25


    2.1.1 Căn cứ áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng trang 25


    2.1.2 Mức phạt vi phạm trang 27


    2.1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với phạt vi phạm trang29


    2.1.3.1 Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trang 29


    2.1.3.2 Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi bên kia trang 30


    2.1.3.3 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước mà các bên không thể biết được vào thòi điểm giao kết hợp đồng trang 31

    2.1.3.4 Xảy ra sự kiện bất khả kháng trang 31


    2.2 Thực tiễn việc áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại và giải pháp hoàn thiện trang 33


    2.2.1 Thực tiễn áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại trang 33


    2.2.2 Giải pháp hoàn thiện trang 43


    PHẦN KẾT LUẬN trang 49


    Danh mục tài liệu tham khảo


    LỜI CÁM ƠN

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Ngày nay, trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu, hợp đồng thương mại ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình và trở thành công cụ chủ yếu để các nhà kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Là chế định có lịch sử phát triển lâu đời trong khoa học pháp lý và thời gian gần đây, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, chế định hợp đồng thương mại của các quốc gia đã có nhiều nét tương đồng. Bên cạnh đó, với những truyền thống pháp luật khác nhau, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, tập quán kinh doanh không đồng nhất, chế định hợp đồng thương mại của các nước còn có sự khác biệt về quan niệm, nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng như một số nội dung cụ thể của chế định này. Với vị trí và vai trò to lớn của hợp đồng thương mại, việc quan tâm đến hợp đồng thương mại thật sự là một điều rất cần thiết trong quá trình phát triển hiện nay. Bên cạnh việc quan tâm đến nội dung, hình thức của hợp đồng thương mại, một vấn đề cũng rất quan trọng cần phải được quan tâm đến là việc thỏa thuận, áp dụng các chế tài trong hợp đồng thương mại. Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam quy định có 6 loại chế tài chính: chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài phạt vi phạm, chế tài bồi thường thiệt hại, chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng;chể tài đình chỉ thực hiện hợp đồng; chế tài hủy bỏ hợp đồng. Với 6 loại chế tài được quy định tại từng điều khoản riêng của Luật thương mại 2005, mỗi chế tài đều có một vai trò riêng của mình. Tuy nhiên, khi xét sâu về bản chất, mục đích của việc áp dụng, có thể thấy rằng chế tài phạt vi phạm còn nhiều vấn đề chưa cụ thể, quy định còn bất cập, mâu thuẫn giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự vì thế mà chế tài này chưa thật sự đáp ứng được các thỏa thuận thực tế của nhà kinh doanh khi họ tham gia vào thị trường kinh tể thế giới với các hợp đồng thương mại Đe tìm hiểu rõ các vấn đề về chế tài phạt vi phạm cũng như giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quy định của pháp luật về chế tài này, người viết đã chọn đề tài: “Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu


    Việc nghiên cứu đề tài nhằm nắm rõ khái niệm về thương mại, hợp đồng thương mại, chế tài và phân loại chế tài. Hiểu và nắm được các quy định của pháp luật về việc áp dụng phạt vi phạm, các điều kiện áp dụng của phạt vi phạm, bên cạnh đó, nhận thức được sự khác nhau và giống nhau giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Giải quyết những vụ án liên quan đến chế tài phạt vi phạm, đưa ra phương hướng riêng để giải quyết những điểm chưa phù hợp của chế tài phạt vi phạm trong hoạt động thương mại.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong đề tài này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu chế tài phạt vi phạm được quy định trong Luật Thương mại 2005, đồng thời người viết cũng dựa vào Bộ luật dân sự năm 2005 để làm rõ chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng.


    4. Đổi tượng nghiên cứu


    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, bài viết này tập trung phân tích các quy định pháp lý về khái niệm, đặc điểm của chế tài phạt vi phạm, so sánh giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, những vấn đề liên quan đến phạt vi phạm và một số ý kiến nhằm làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý về phạt vi phạm.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Để làm rõ vấn đề được đặt ra, người viết sử dụng các phương pháp phương pháp sau đây:


    - Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.


    - Phương pháp so sánh, đối chiểu được vận dụng để đối chiểu với các quy định của pháp luật khác có liên quan.


    - Phương pháp chứng minh được sử dụng để đưa ra những dẫn chứng cụ thể.


    - Phương pháp tổng hợp, thống kê tài liệu như chương trình nhằm tìm kiếm, tra cứu và thu thập tài liệu.


    6. Kết cấu đề tài


    Kết cấu của luận văn bao gồm: lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần nội dung gồm hai chương.

    Chương 1: Khái quát chung về chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại. Ở chương 1, người viết chủ yếu giới thiệu sơ lược về hợp đồng thương mại và tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến hợp đồng thương mại, nêu lên khái niệm, đặc điểm, vai trò, đối tượng, ưu điểm của chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại so với chế tài khác.


    Chương 2: Những quy định hiện hành của pháp luật về chế tài phạt vi phạm, thực tiễn áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại và giải pháp hoàn thiện . Ở chương 2, người viết đi sâu nghiên cứu các quy định, điều kiện áp dụng của chế tài phạt vi phạm, nghiên cứu và phân tích mức phạt vi phạm, phân tích so sánh mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Người viết tập trung nghiên cứu, phân tích các tình huống cụ thể của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng. Bên cạnh đó đưa ra hướng giải quyết thực tế, đề nghị giải pháp hoàn thiện của chế tài phạt vi phạm nói chung và mức phạt vi phạm nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

    • 31-.pdf
      Kích thước:
      20.7 MB
      Xem:
      4
Đang tải...