Tài liệu Chế tài hành chính và những bất cập trong quy định hiện hành về chế tài hành chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chế tài hành chính và những bất cập trong quy định hiện hành về chế tài hành chính


    1. Khái niệm và yêu cầu chung trong quy định về chế tài hành chính




    1.1. Khái niệm chế tài hành chính




    Chế tài hành chính (CTHC) trước đây được nhiều học giả luật hình sự xem là một nội dung của chuyên ngành luật hình sự do những điểm giao thoa của hai hình thức chế tài này. Hội nghị Hiệp hội luật hình sự các nước châu Âu lần thứ 14 tổ chức tại thành phố Vienna (Áo) năm 1989 đã thảo luận nhiều về vấn đề CTHC và xem nó là một nội dung không thể thiếu của luật hình sự. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm trái ngược từ các chuyên gia đến từ các nước khác nhau trong Hiệp hội. Chẳng hạn, Tiến sĩ Yucel Ogurlu (Thổ Nhĩ Kỳ) cho rằng: CTHC hoàn toàn khác biệt với chế tài hình sự về nội dung, thẩm quyền và thủ tục áp dụng, do đó, nó cần được tách biệt với luật hình sự. Yucel Ogurlu chỉ ra những điểm khác biệt sau đây giữa hai loại chế tài:


    - Nếu chế tài hình sự được phán quyết, áp dụng và thi hành bởi tòa án tư pháp thì CTHC được quyết định và thi hành bởi các chủ thể trong lĩnh vực quản lý hành chính. Thủ tục áp dụng với CTHC hoàn toàn khác với chế tài hình sự bởi quyền lực áp dụng không thuộc về tòa án, tuy nhiên trong một vài trường hợp, thủ tục nửa tư pháp có thể được áp dụng.


    - Nếu chế tài hình sự được sử dụng nhằm trừng phạt và ngăn ngừa tội phạm nghiêm trọng, CTHC nhằm xử phạt và ngăn ngừa những vi phạm nhỏ hơn. Bên cạnh mục đích trừng phạt, mục đích giáo dục, ngăn ngừa được coi trọng.






    Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội. Ảnh: ST




    - CTHC đương nhiên không nặng so với chế tài hình sự, nhưng nếu lặp đi lặp lại nó sẽ trở thành nghiêm trọng và bị chuyển hóa thành chế tài hình sự. Trong một số trường hợp, CTHC có thể áp dụng bởi một số cơ quan đặc biệt, độc lập với cơ quan hành chính, như Hội đồng tối cao của Đài phát thanh truyền hình (Supreme Council of Radio – Television) có thể áp dụng mức phạt tiền nặng và cấm một tổ chức hay cá nhân nào đó truyền phát sóng radio hay kênh truyền hình trong một hoặc một vài tháng.


    CTHC, theo quan niệm của luật hành chính và với tư cách là một chế định của ngành luật này, là một bộ phận của các quyết định hành chính được áp dụng bởi các chủ thể quản lý có quyền lực quyết định đơn phương. Đối tượng bị áp dụng, thi hành CTHC là các cá nhân, tổ chức vi phạm các trật tự công được pháp luật bảo vệ, được quy định trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như lĩnh vực môi trường, giao thông, đô thị, lao động, xây dựng, đất đai, kỷ luật nhà nước.


    CTHC được áp dụng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công mà còn bảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống yên bình cho cư dân. Ngoài tính trừng phạt, CTHC còn nhằm ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra nguy hiểm hơn, ví dụ như xử phạt người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn cao nhằm

    ngăn chặn họ có thể điều khiển xe gây tai nạn, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người khác, hoặc xử phạt người có hành vi trộm cắp vặt để ngăn ngừa việc họ có thể tái diễn hoặc chuyển hóa thành hành vi trộm cắp bị chế tài theo Bộ luật Hình sự. Yucel Ogurlu cho rằng, mục đích đầu tiên và chủ yếu của CTHC là đình chỉ một hành vi vi phạm hiện tại và ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong tương lai.


    CTHC, theo các học giả, luôn luôn chứa trong nó đặc tính trừng trị. Điều đó có nghĩa, CTHC phải bao gồm các hình thức chế tài nghiêm khắc và thi hành nghiêm minh. Tính nghiêm khắc thể hiện ở mức phạt tiền, việc tước hay hạn chế sử dụng các loại giấy phép, đình chỉ việc xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng hay quyết định phá dỡ công trình xây dựng trái phép. Quan trọng nhất là đảm bảo cho các hình thức xử phạt nêu trên được áp dụng đúng đối với chủ thể, mức độ vi phạm và không để những hành vi tham nhũng, hối lộ xảy ra trong quá trình xử lý.


    CTHC có thể áp dụng đối với những người dân bình thường và cũng có thể áp dụng đối với các chủ thể là cán bộ, công chức hay những người có thẩm quyền trong quản lý hành chính. Về nguyên tắc, các chủ thể vi phạm đều phải bình đẳng trong việc áp dụng các hình thức chế tài, cần tránh tình trạng bao che, xử lý nội bộ cho những người vi phạm là cán bộ, công chức. Mặt khác, cùng một hành vi vi phạm, nếu chủ thể là cán bộ, công chức có thể bị xử lý nặng hơn do có trình độ am hiểu nhất định về lĩnh vực vi phạm, ngoài ra có thể xử lý kỷ luật đối với họ.


    Các hình thức CTHC ở các nước có thể kể đến là hình thức phạt tiền, tước giấy phép, thu hồi hay hủy bỏ, xử phạt về thuế, đình chỉ hay tạm đình chỉ. Một số nước áp dụng các biện pháp kỷ luật nội bộ như là các biện pháp CTHC.


    Ở Việt Nam, khái niệm CTHC không được đưa ra chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật, các giáo trình luật hành chính hay các văn bản pháp lý có liên quan. Thay vào đó, khái niệm cưỡng chế hành chính (CCHC) được đưa ra để phân

    biệt với ba loại cưỡng chế mang tính nhà nước, đó là cưỡng chế hình sự, dân sự


    và kỷ luật[1].




    Theo Giáo trình Luật hành chính của trường Đại học Luật Hà Nội, CCHC là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính (VPHC) hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa, vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia[2].


    Như vậy, CCHC gồm nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, nhưng có thể chia làm hai nhóm dựa vào cơ sở áp dụng là đã có hành vi VPHC xảy ra hay chưa. Cụ thể là: (i) Đối với nhóm cưỡng chế áp dụng khi có VPHC xảy ra bao gồm: các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả của VPHC, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính (XPHC); (ii) Đối với nhóm cưỡng chế áp dụng khi chưa có VPHC xảy ra hoặc hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm như: các biện pháp ngăn chặn VPHC, các biện pháp phòng ngừa hành chính, các biện pháp áp dụng trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia, các biện pháp xử lý VPHC như giáo dục tại xã, phường, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...