Tiểu Luận Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam
    Khuyến mại thêm bản luận văn: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu, Phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh Tranh không lành mạnh ở Việt Nam

    Abstract: Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm
    xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh
    doanh và quyền lợi của người tiêu dùng. Phân tích và đánh giá những quy định của
    pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn
    cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý vi phạm. Đề xuất phương
    hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành
    vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta
    và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.



    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát
    triển của các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy
    các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của
    thị trường một cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể
    kinh doanh trên thị trường và được pháp luật bảo hộ.
    Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ
    ngày 01 tháng 6 năm 2005. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện
    không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, đạo luật này có ý nghĩa quan
    trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển của nền kinh tế trong nước, bảo vệ
    quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử,
    khuyến khích các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
    kinh doanh và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
    Luật Cạnh tranh đã pháp điển hoá các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    và đã có những quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm
    thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển của
    nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng
    vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà
    chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Các chế tài vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát và loại bỏ
    2
    các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Luật Cạnh tranh năm 2004
    được đánh giá là một đạo luật thiếu chế tài đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Chế tài xử lý các
    hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, kể cả
    các văn bản dưới Luật. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn biểu
    hiện ở khía cạnh này, khía cạnh khác, dưới dạng này, dạng khác, đã gây ra nhiều tranh chấp
    trong giới kinh doanh và ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
    Vì thế, việc nghiên cứu và luận giải các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cùng với các
    quy định về chế tài xử lý vi phạm là rất cần thiết, qua đó định hướng các giải pháp đảm bảo
    hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo hướng thiết lập các chế tài phù
    hợp, đầy đủ, thống nhất và đủ tính nghiêm khắc. Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài "Chế
    tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam " để nghiên
    cứu và làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành và có hiệu lực đến nay, đã hơn 5 năm
    thực hiện. Vì thế, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong giới luật học và giới kinh doanh
    về vấn đề đó cũng không phải là ít. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết về
    pháp luật cạnh tranh nói chung và chống cạnh trạnh không lành mạnh nói riêng như: Pháp
    luật cạnh tranh tại Việt Nam (Sách chuyên khảo) - NXB Tư pháp - TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng
    Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn; Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước -NXB Lao động - PTS. Lê Đăng Doanh, ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, PTS. Trần Hữu Hân; Pháp
    luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê
    Anh Tuấn; Bình luận khoa học Luật Cạnh Tranh - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê Hoàng
    Oanh; Luận văn thạc sỹ Luật học "Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở
    Việt Nam hiện nay", năm 2004 của Nguyễn Thị Thu Hiền Các bài đăng trên tạp chí như:
    "Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông: Hiểu thế nào cho đúng?" của TS. Phan Thảo
    Nguyên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12(224)/2006; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh"
    của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Hoàn thiện các
    quy định pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội
    nhập quốc tế nhìn từ góc độ những bất cập và yêu cầu đặt ra", của tác giả Viên Thế Giang,
    Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4(240)/2008; "Bàn về trách nhiệm bồi thường của Nhà
    nước khi có hành vi gây thiệt hại cho môi trường cạnh tranh" của TS. Dương Anh Sơn và
    ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(50)/2009 Tuy nhiên, các công trình
    và các bài viết nêu trên chỉ tiếp cận ở góc độ khái quát về khoa học pháp lý đối với quan hệ
    cạnh tranh nói chung và chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, hoặc nghiên cứu quan hệ
    cạnh tranh trong từng lĩnh vực, dưới những góc độ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào
    nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh,
    đánh giá những bất cập của hệ thống các chế tài và cơ chế đảm bảo thực hiện để đề xuất các biện
    pháp hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn chặn và xoá bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    trong các quan hệ kinh tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam hiện nay.
    Đề tài "Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
    pháp luật Việt Nam" có thể xem là công trình chuyên khảo đầu tiên, với cấp độ là Luận văn
    thạc sỹ Luật học.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn đi sâu nghiên cứu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý
    vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi
    3
    hành pháp luật cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, đề xuất một số giải
    pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không
    lành mạnh, góp phần đấu tranh chống vi phạm pháp luật tro ng hoạt động kinh doanh - thương
    mại.
    Với mục đích đó, đề tài xác định nhiệm vụ là:
    - Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xây dựng
    môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và quyền lợ i
    của người tiêu dùng.
    - Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi
    cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý
    vi phạm.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối
    với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của
    nước ta và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
    Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa học pháp
    lý đối với các quan hệ cạnh tranh, đi sâu phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
    các chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị tr ường Việt Nam, làm cơ sở
    để hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của nước ta.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá, kết hợp so
    sánh, đối chiếu với pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để đưa ra kiến nghị và
    giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi.
    5. Đóng góp của đề tài
    Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật chống cạnh tranh không
    lành mạnh ở nước ta, đánh giá về hiệu quả của các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh
    tranh trong quá trình áp dụng, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó góp
    phần hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý vi phạm, các giải pháp hạn chế, tiến tới xoá bỏ
    các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, tạo môi trường cạnh
    tranh bình đẳng, công bằng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận vànội dung của luận văn gồm
    3 chương:
    Chương 1: Khái luận về chế tà i đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
    Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh
    không lành mạnh.
    Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với hành vi cạnh tranh
    không lành mạnh.
    .
    Chương 1
    KHÁI LUẬN VỀ CHẾ TÀI
    ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
    1.1. Khái niệm chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    4
    1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá
    trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại
    hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
    khác hoặc người tiêu dùng (Khoản 4, Điều 3).
    Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
    - Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên
    thương trường.
    - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông
    thường về đạo đức kinh doanh.
    - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích
    của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.
    1.1.2. Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hình thức trách nhiệm pháp
    lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu
    những hậu quả bất lợi do đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gâ y thiệt hại cho các chủ
    thể kinh doanh và các chủ thể khác.
    Vai trò của các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
    - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vi cạnh tranh
    không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ.
    - Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng).
    - Là công cụ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình
    đẳng, công bằng.
    1.2. Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    1.2.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế
    cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh
    tranh giả tạo.
    1.2.2. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh
    Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm
    phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định
    thiệt hại (vật chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên b ị hại có căn cứ
    đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
    1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại
    Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại,
    không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước,
    thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành
    mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định
    cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của
    mình.
    1.2.4. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh
    Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức
    của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc xác định lỗi trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...