Tài liệu Chế lan viên và quan niệm về thơ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CHẾ LAN VIÊN VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ

    CHẾ LAN VIÊN VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ
    (Qua một số bài viết về thơ)
    NGUYỄN QUỐC KHÁNH* Cũng như một số nhà thơ khác, Chế Lan Viên đă bàn luận khá nhiều về thơ qua văn xuôi chính luận và sau này được tập hợp lại trong những cuốn tiểu luận phê b́nh như: “Suy nghĩ và b́nh luận”, “Phê b́nh văn học”, “Bay theo đường dân tộc đang bay”, “Từ gác Khuê văn đến quán Trung Tân”, “Nghĩ cạnh ḍng thơ”, “Ngoại vi thơ”, “Nói chuyện thơ văn”, “Vào nghề” . Ông cũng bộc lộ quan niệm của ḿnh về thơ qua các bài giới thiệu, các bài “tựa” và “bạt” cho một số tác giả mà ông am hiểu và quư trọng như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Yến Lan, Tế Hanh. Bằng vốn sống và vốn văn hoá uyên bác, bằng trí tuệ sắc sảo và trực cảm nghệ thuật tinh tế, những trang tiểu luận – phê b́nh thơ của Chế Lan Viên đă đem đến nhiều thú vị bất ngờ cho độc giả.
    Phát biểu, bàn luận về thơ qua hàng loạt những bài văn chính luận kể trên, dường như Chế Lan Viên vẫn cảm thấy ḿnh chưa nói được nhiều về thơ. Sự suy nghĩ, trăn trở của ông c̣n được tiếp nối liên tục qua một loạt các bài thơ viết về thơ. Đó chính là những quan niệm, những nung nấu, kiếm t́m của Chế Lan Viên về thơ nhưng đă được hoá thân thành các h́nh tượng lung linh lắm sắc màu. Ở những bài thơ ấy, những nguyên lư trừu tượng khô khan đă được ông nâng lên thành cảm xúc, h́nh ảnh, âm điệu . nên dễ đi vào ḷng người và để lại ấn tượng lâu bền. Từ mấy chục năm qua, Chế Lan Viên đă được nhiều người thừa nhận là “nhà vô địch” về các tuyên ngôn thơ cả trong lư luận và trong sáng tác. Và khi cần đến những dẫn chứng làm sán tỏ lư luận về thơ, mọi người thường nghĩ ngay đến Chế Lan Viên. Nh́n tổng quát, chúng ta có thể thấy những quan niệm về thơ của Chế Lan Viên phát triển, biến đổi song hành cùng các chặng đường tư tưởng và sáng tác của ông. Nếu xét theo chiều lịch đại, quan niệm về thơ của Chế Lan Viên vận động qua ba thời kỳ: trước năm 1945, sau năm 1945 đến hết thập niên 70 và những năm 80 được thể hiện tập trung qua ba tập Di cảo thơ.
    1.Trước cách mạng, cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là chủ tướng của nhóm thơ B́nh Định với cái tên khá rùng rợn Trường thơ loạn. Thay mặt cho nhóm thơ này, Chế Lan Viên đă có một tuyên ngôn về thơ nổi tiếng trong lời tựa tập Điêu tàn: “Hàn Mặc Tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi nói thêm: làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ văng. Nó ôm trùm tương lai”. Chính cái quan niệm độc đáo khác người này đă hướng hồn thơ Chế Lan Viên đến một thế giới đầy “Kinh dị, lẻ lo và bí mật” như Hoài Thanh đă nhận xét về Điêu tàn.
    Tuy không có bài thơ nào viết riêng về thơ, nhưng rải rác đây đó trong tập Điêu tàn, chúng ta có thể thấy có một số câu đă thể hiện khá đậm quan niệm của Chế Lan Viên về thơ.
    Đối với ông, thi sĩ phải là người thoát ly triệt để thực tại để t́m giải thoát ở cơi siêu h́nh bất tận:
    Hăy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
    Một v́ sao trơ trọi cuối trời xa
    Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
    Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.
    (Những sợi tơ ḷng)
    Đối với ông, cảm xúc thẩm mỹ lẫn đối tượng thẩm mỹ của thơ chính là nỗi đau khổ khôn cùng của thi nhân trên cơi trần gian.
    -Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết
    Những sắc màu h́nh ảnh của trần gian
    (Tạo lập)
    -V́ u buồn là những đoá hoa tươi
    Và đau khổ là chiến công rực rỡ
    (Đừng quên lăng)
    Với một quan niệm về thơ như vậy lại gặp điều kiện mảnh đất B́nh Định với gợi mở là thành cổ Đồ Bàn cùng những ngọn tháp Chàm chứng tích của một dĩ văng đau thương, uất hận đă hướng thơ Chế Lan Viên càng ngày lạc sâu vào cơi siêu h́nh, mờ ảo để đến mức ông phải hoảng loạn thốt lên “Có ai không nắm giùm tay ta lại! Hăy bẻ giùm cán bút của ta đi ! Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi. Đầy hơi thịt, yêu ma cùng sắp chết” (Tiết trinh). Và ông nghi ngờ chính sự tồn tại, hiện hữu của ḿnh “Ai bảo dùm: Ta có, có ta không?”.
    Cũng chính quan niệm “làm thơ là làm sự phi thường”, quyết không đi lại những con đường của các nhà Thơ Mới thời ấy, đă khiến cho Điêu tàn trở thành hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử thơ ca dân tộc. Ngay từ lúc ấy, chính Chế Lan Viên đă ư thức được sự cô đơn trên nẻo đường riêng của thơ ḿnh:
    Đường về thu trước xa lắm lắm
    Mà kẻ đi về chỉ một tôi.
    2.Trong lúc Chế Lan Viên đang lạc vào cơi hư vô, siêu h́nh và ngày càng bi quan; bế tắc v́ chưa t́m được hướng đi cho đời, cho thơ ḿnh, th́ cách mạng Tháng Tám bùng nổ. Chính cách mạng đă làm “Thay đổi đời tôi, thay đổi đời tôi” như sau này ông từng khẳng định. Từ một người mộng mơ, suy tưởng về thế giới huyền ảo, ông trở thành một người hành động. Ông chân thành tham gia vào hoạt động cách mạng cùng quần chúng nhân dân. Ông sung sướng “được quên thơ đi” như quên một cái già không thiết thực với cuộc sống sôi động trước mắt. Tuy tư tưởng chính trị và t́nh cảm của ông rất gần với cách mạng, với nhân dân, nhưng tư tưởng nghệ thuật và tư duy nghệ thuật của ông vẫn c̣n một khoảng cách khá xa. Do đó, phải mất hơn 10 năm trăn trở trong cuộc “nhận đường”, Chế Lan Viên mới có được sự thay đổi căn bản về quan niệm nghệ thuật và tư duy thơ. Tập thơ Ánh sáng và phù sa ra đời vào năm 1960 đă đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên. Ánh sáng của Đảng và phù sa của cuộc đời đă giúp ông chiến thắng được nỗi đau riêng để vương tới niềm vui chung của dân tộc. Và từ đây, những bài thơ hay nhất của ông lần lượt xuất hiện. Và cũng từ đây, thơ ca cách mạng có được một loạt bài thơ viết về thơ mang dấu ấn phong cách rất đậm nét của Chế Lan Viên.
    Qua thơ viết về thơ của Chế Lan Viên, chúng tá có thể thấy rơ quá tŕnh chuyển hướng thơ của ông hoàn toàn không dễ dàng, đơn giản.
    Xưa phù du mà nay đă phù sa
    Xưa bay đi mà nay không trôi mất
    Cho đến được lúa vàng đất mật
    Phải trên ḷng bao trận gió mưa qua.
    (Thư gửi Tế Hanh)
    Và cũng chính là nhờ “bao trận gió mưa qua” ấy trong cuộc đấu tranh, phấn đấu để tự vượt lên ḿnh đă giúp Chế Lan Viên “sáng mắt sáng ḷng” trên con đường thơ cách mạng, để ông càng thêm tin tưởng, tự hào thực hiện sứ mạng vinh quang của một nhà thơ chiến sĩ.
    Trước hết, Chế Lan Viên đặc biệt quan tâm đến những vấn đề cơ bản nhất của thơ. Đó là mục đích của thơ, đối tượng và mạch nguồn sức sống của thơ, là nhiệm vụ của nhà thơ trong sự nghiệp cách mạng. Và để giải đáp được các vấn đề trên, Chế Lan Viên đă trả lời dứt khoát được câu hỏi về bản thể từ lâu đă làm ông suy tư, trăn trở:
    “Ta là ai? Như ngọn gió siêu h́nh
    Câu hỏi hư vô thổi ngh́n nến tắt
    “Ta v́ ai?” Khẽ xoay chiều ngọn bấc,
    Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
    (Hai câu hỏi)
    Từ “Ta là ai?” đến “Ta v́ ai?” là cả hai chân trời khác nhau trong sáng tạo thơ ca, là cả hai hướng đối lập nhau trong quan niệm nghệ thuật. Mục đích của thơ ông giờ đây đă khác xưa: thơ phải v́ cách mạng, v́ nhân dân mà phục vụ, mà hướng tới. Mục đích đă thay đổi th́ đối tượng thơ cũng thay đổi. “Tôi viết cho ai? Cho tất cả mọi người . Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo. Nay họ về sưởi ấm giữa thơ tôi” (Nghĩ về thơ).
     
Đang tải...
Chủ đề tương tự
  1. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    299
  2. Thúy Viết Bài

    Tài liệu Catcherintherye

    Trả lời:
    0
    Xem:
    227
  3. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    300
  4. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    333
  5. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    330