Luận Văn Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Lời mở đầu 4
    Chương I: Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản 7
    I. Khái niệm về Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập 7
    1. Khái quát chung về Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập 7
    2. Các mục tiêu chính của GSP 8
    3. Các quy định chung trong các chế độ GSP 9
    II. Điều kiện để được hưởng ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản 9
    1. Các nước được hưởng ưu đãi GSP 10
    2. Hàng hoá được hưởng ưu đãi 14
    3. Các bước tiến hành để được hưởng ưu đãi GSP 15
    III. Mức độ ưu đãi 20
    IV. Quy tắc xuất xứ của Nhật Bản 21
    1. Tiêu chuẩn về vận tải 21
    2. Tiêu chuẩn xuất xứ 22
    V. Cơ chế bảo vệ 26
    1. Giới hạn tối đa 26
    2. Thực hiện giới hạn tối đa 27
    3. áp dụng linh hoạt khối lượng quốc gia tối đa và giới hạn tối đa. 27
    4. áp dụng giới hạn tối đa và khối lượng quốc gia tối đa 27
    Chương II: Chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 30
    I. Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua 30
    1. Những tiến triển trong động thái tốc độ tăng trưởng thương mại về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật 30
    2. Thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt - Nhật 36
    II. Chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 39
    III. Những tồn tại trong việc dành ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 44
    IV. Xu hướng phát triển quan hệ buôn bán giữa hai nước trong thời gian tới 49
    1. Thuận lợi 50
    2 . Khó khăn 53
    3. Triển vọng 57
    Chương III: Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản 59
    I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 60
    1. Định hướng phát triển cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý và có hiệu quả cao. 61
    2. Những công việc cụ thể mà Chính phủ cần và phải làm sớm 65
    3. Những giải pháp nhằm khai thác tốt thị trường Nhật Bản cho sự phát triển tương lai nền kinh tế Việt Nam 66
    II. Các giải pháp ở tầm vi mô 67
    Kết luận 72
    Tài liệu tham khảo 81


    Lời mở đầu
    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Năm 2003 đánh dấu 30 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhưng thực sự quan hệ này mới phát triển nở rộ trong vài năm gần đây. Hiện nay Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật Bản là: Dầu thô, hải sản, dệt may, than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản trong những năm gần đây.
    Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng cho tới nay Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật Bản, tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2001 mới khoảng 0,47% trong khi tỷ trọng của Trung Quốc là 12,4%; của Thái Lan là 2,5%; Malayxia 2,8% và Philippin cũng tới 1%. Với những thuận lợi về vị trí địa lý , về truyền thống và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng nói trên là khá nhỏ bé so với tiềm năng. Ngoài nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản, dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hoá, thói quen tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của Nhật Bản; thì một nguyên nhân mà Khoá luận này muốn đề cập đến đó là: Mặc dù Nhật Bản đã dành cho hàng hoá của Việt Nam chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập (GSP) nhưng diện mặt hàng có lợi ích thiết thực đối với Việt Nam không nhiều. Những mặt hàng của Việt Nam (chủ yếu là nông sản, giày dép ) khi nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật Bản dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã hạn chế đáng kể khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.
    2.Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    Không ngoài mong muốn tìm hiểu về những ưu đãi mà Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là chế độ ưu đãi GSP. Từ đó thấy được những lợi thế cũng như những tồn tại trong việc giành ưu đãi GSP, góp phần thúc đẩy hàng hoá xuất khẩu. Điều này phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ với mục tiêu lâu dài là CNH - HĐH đất nước.
    Mối quan hệ giữa Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập của Nhật Bản với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chính là phạm vi nghiên cứu của Khoá luận. Hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách nhập khẩu của Nhật Bản trong đó có chính sách ưu đãi về thuế. Thuế quan có ưu đãi hàng hoá mới xuất khẩu được nhiều vì khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao.
    3. Bố cục của đề tài và phương pháp nghiên cứu
    Với cơ cấu 3 chương, chương I bằng việc nghiên cứu hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập Nhật Bản cho chúng ta một cái nhìn tổng thể nhất về những ưu đãi mà Nhật Bản giành cho các nước trong dó có Việt Nam; đến chương II chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về những ưu đãi mà Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, và được so sánh với những ưu đãi của các nước khác dành cho Việt Nam, đánh giá thực trạng và thấy được xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới cũng được đề cập trong chương này; mặc dù nhận sự ưu đãi nhưng cũng phải nói thêm răng ưu đãi mà Nhật Bản dành cho chúng ta còn nhiều tồn tại, chúng ta không chỉ chờ đợi những chuyển biến tích cực từ phía Nhật Bản mà chúng ta cần chủ động có những biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi ở cả tầm vi mô và vĩ mô, đó cũng chính là mục tiêu mà chương III nhằm đạt được.
    4. Dự kiến kết quả đạt được
    Khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi GSP không nhiều mà Nhật Bản dành cho Việt Nam góp phần giúp hàng hoá Việt Nam cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn có thể tăng thu nhờ đàm phán tăng giá đối với các mặt hàng có uy tín trên thị trường. Với Khoá luận này không dám đưa ra biện pháp sử dụng GSP thâm nhập thị trường Nhật Bản mà chỉ ra thực trạng và những biện pháp mà Đảng, Nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp đang cùng cố gắng sử dụng song song với việc khai thác tốt Hệ thống ưu đãi này nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng đối với hàng hoá Việt Nam, nhưng để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản không phải là dễ. Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn thuận lợi, chúng ta phải tận dụng để phát triển quan hệ thương mại với Nhật Bản từ đó phát triển kinh tế đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước. Đây cũng chính là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
    Mong muốn của đề tài rất lớn, tuy nhiên do năng lực có hạn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này và cũng cho em gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong Khoa kinh tế đối ngoại Trường Đại Học ngoại thương Hà Nội đã trao cho em nhưng kiến thức trong suốt thời gian học tập tại nhà trường và cũng là hành trang cho em sau này.
     

    Các file đính kèm:

    • B9.doc
      Kích thước:
      349.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...