Tài liệu Chế độ thử thách của án treo trong bộ luật hình sự việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hời gian thử thách, yêu cầu thử thách và cách tính thời gian thử thách là những nội dung quan trọng của án treo, vì vậy từ văn bản đầu tiên quy định về án treo trong luật hình sự Việt Nam là Sắc lệnh số 21-SL ngày 14/2/1946 (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 21-SL) đến Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS năm 1999) đều quy định người được hưởng án treo phải chịu một thời gian thử thách nhất định do toà án ấn định trong phạm vi luật định. Thời gian thử thách của án treo là bắt buộc tuyệt đối, không được cho hưởng án treo mà lại miễn thời gian thử thách. Bằng việc quy định thời gian thử thách, luật hình sự răn đe người bị kết án không được vi phạm điều kiện thử thách của án treo trong thời gian thử thách. Liên quan đến điều kiện thử thách của án treo là các vấn đề: Quy định thời gian thử thách, nội dung thử thách, ấn định thời gian thử thách, cách tính thời gian thử thách và trong trường hợp nào người được hưởng án treo bị coi là vi phạm điều kiện thử thách của án treo? Nếu vi phạm thì những hậu quả pháp lí nào được áp dụng đối với người vi phạm? Trong các vấn đề nêu trên có hai vấn đề là cách tính thời gian thử thách của án treo và trong trường hợp nào người bị kết án bị coi là vi phạm điều kiện thử thách của án treo; những hậu quả pháp lí nào được áp dụng đối với người vi phạm điều kiện thử thách đó còn có một số vướng mắc. Bài viết này




    trao đổi về các vướng mắc đó.
    1. Cách tính thời gian thử thách của án treo hay thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của người bị kết án
    Nếu Sắc lệnh số 21-SL trực tiếp quy
    định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án(1) thì BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 lại không trực
    tiếp quy định như vậy. Các bộ luật này chỉ quy định “thời gian thử thách của án treo là từ một năm đến năm năm” còn thời gian thử thách được tính từ khi nào lại do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng luật. Do đó, trong thực tiễn áp dụng án treo đã có những hướng dẫn khác nhau về cách tính thời gian thử thách của án treo và đều gặp
    những vướng mắc.(2) Ví dụ, hai văn bản mới
    nhất là Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 44
    BLHS năm 1985 và Nghị định của Chính
    phủ số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/HĐTP và Nghị định số 61/2000/NĐ- CP) quy định cách tính thời gian thử thách của án treo cũng có sự khác nhau. Điểm 2 mục 3 Nghị quyết số 01/HĐTP quy định:




    * Giảng viên chính Khoa luật hình sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    “Thời gian thử thách của án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo” còn khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ- CP thì quy định: “Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án”. Vì thế, hiện nay có hai quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu thử thách của người được hưởng án treo. Hầu hết các thẩm phán mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, trao đổi cho biết các toà án hiện nay đều hiểu và tính thời gian thử thách của án treo theo
    hướng dẫn của Nghị quyết số 01/HĐTP(3)
    nhưng một số ý kiến khác lại hiểu cách tính thời gian thử thách của án treo theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP và lập luận rằng Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ban hành sau, trực tiếp quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo theo Điều 60 BLHS năm 1999 nên thời gian thử thách của người được hưởng án treo phải được tính theo quy định của Nghị định số 61/2000/NĐ-CP. Theo cách tính của Nghị quyết số 01/HĐTP thì thời gian thử thách của án treo đến sớm hơn và kết thúc cũng sớm hơn. Còn theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP thì thời gian thử thách của án treo đến muộn hơn và kết thúc cũng muộn hơn. Điều đó dẫn đến việc xác định người bị kết án khi nào bị coi là vi phạm điều kiện của án treo theo quy định của khoản 5 Điều 60 BLHS là không thống nhất. Cơ quan nhà nước và nhất là người bị kết án hiểu thời gian thử thách của mình bắt đầu từ khi nào và theo văn bản nào, theo Nghị quyết số 01/HĐTP hay theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP? Lại càng không thể có



    tình trạng cơ quan thì tính thời gian thử thách của người bị kết án theo Nghị quyết số 01/HĐTP, cơ quan thì tính theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP được.
    Vấn đề thực tế được đặt ra là toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để các cơ quan tổ chức này giám sát, giáo dục người bị kết án khi nào? Và người bị kết án phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan tổ chức từ khi nào? Câu trả lời là không thể đồng thời với ngày toà án tuyên bản án cho hưởng án treo mà phải là ngày bản án đã có hiệu lực pháp luật và khi cơ quan, tổ chức đã nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Vậy trong thời gian từ ngày toà án tuyên bản án cho hưởng án treo đến trước ngày cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án, người bị kết án phạm tội mới thì sẽ có câu trả lời khác nhau về việc người bị kết án có hay không vi phạm điều kiện thử thách của án treo. Nếu theo Nghị quyết số 01/HĐTP “thời gian thử thách của án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo” thì người bị kết án đã vi phạm điều kiện thử thách của án treo. Cách tính này một mặt vừa phát huy được tác dụng phòng ngừa của án treo vừa tránh được tình trạng người bị kết án phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội mới trong thời gian thử thách. Mặt khác, thời gian thử thách lại được tính trước khi



    bản án có hiệu lực pháp luật, trước ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Nếu theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP “thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án” thì người bị kết án không vi phạm điều kiện thử thách của án treo. Cách tính này một mặt phản ánh đúng thực tế và đòi hỏi của việc thi hành bản án, đó là bản án chỉ được thi hành khi đã có hiệu lực pháp luật (Điều 355 BLTTHS). Tuy nhiên, nó đã bỏ lọt trường hợp người được hưởng án treo phạm tội trong khoảng thời gian từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo đến ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án mà không bị coi là phạm tội mới trong thời gian thử thách mà trên thực tế ở nước ta khoảng thời gian này là một tháng, hai tháng hoặc dài hơn.
    Giải quyết bất cập này như thế nào bởi tuy có bất cập nhưng mỗi văn bản nói trên (Nghị quyết số 01/HĐTP và Nghị định số 61/2000/NĐ-CP đều có điểm hợp lí của nó nhưng không thể cùng tồn tại hai giải thích khác nhau về cách tính thời gian thử thách của án treo trong hai văn bản của hai cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều này không chỉ dẫn đến sự mâu thuẫn về cùng một vấn đề như trên mà còn gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan áp dụng pháp luật và cho chính người bị kết án. Vì thế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần rà soát các văn bản đã hướng dẫn để xóa bỏ những bất cập trong cách tính thời gian thử



    thách của án treo và quy định thống nhất một cách tính thời gian thử thách. Cách tính đó phải đáp ứng được yêu cầu vừa không bỏ lọt trường hợp người bị kết án phạm tội mới mà không bị coi là phạm tội mới trong thời gian thử thách, vừa phản ánh đúng thực tế và đòi hỏi của việc thi hành bản án theo quy định của Điều 355 BLTTHS. Quy định này có thể trong văn bản hướng dẫn mới hoặc quy định trực tiếp trong BLHS giống như Sắc lệnh số 21-SL trước đây đã từng quy định nội dung này ngay trong điều luật quy định về án treo. Nghiên cứu luật hình sự của một số nước chúng tôi thấy BLHS của Cộng hòa Pháp và BLHS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều có quy định thời gian thử thách của án treo ngay trong các điều luật quy định về án treo, ví dụ: “Thời gian thử thách tính từ ngày tuyên bản án
    cho hưởng án treo”.(4) Theo chúng tôi
    không chỉ thời gian thử thách mà cả cách tính thời gian thử thách của án treo cũng cần được quy định trực tiếp trong BLHS. Về thời gian thử thách quy định từ 1 năm đến 5 năm như BLHS hiện hành là hợp lí còn cách tính thời gian thử thách hợp lí nhất là tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo như Sắc lệnh số 21-SL và Nghị quyết số 01/HĐTP đã quy định và thực tiễn xét xử đã xác nhận tính hợp lí của quy định này. Và để không có các cách hiểu khác nhau về cách tính thời gian thử thách của án treo cần sửa đoạn cuối khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP theo hướng không quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo. Nghị định chỉ quy định cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục thực



    hiện việc giám sát, giáo dục người bị kết án từ khi nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án và bổ sung quy định: “Thời gian từ ngày toà án tuyên bản án cho hưởng án treo đến ngày cơ quan, tổ chức nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án được tính vào thời gian thử thách của người bị kết án”.
    2. Các trường hợp người được hưởng án treo bị coi là đã vi phạm điều kiện của án treo và hậu quả pháp lí được áp dụng đối với người vi phạm
    Để trả lời được câu hỏi trong trường
    hợp nào người được hưởng án treo bị coi là đã vi phạm điều kiện của án treo thì cần phải xác định được phạm vi thử thách hay điều kiện thử thách của án treo. Theo quy định của BLHS năm 1999, điều kiện thử thách của người được hưởng án treo ngoài điều kiện về thời gian luật định và do toà án ấn định từ 1 đến 5 năm (khoản 1 Điều 60) còn thể hiện ở yêu cầu thử thách. Yêu cầu thử thách được đặt ra cho người bị kết án thể hiện ở ba nội dung sau:
    Thứ nhất: Người bị kết án phải chịu sự
    giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú (khoản 2
    Điều 60, khoản 2 Điều 1, Điều 4 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP);
    Thứ hai: Người bị kết án phải chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo Điều 30 và Điều 36
    BLHS nếu toà án quyết định các hình phạt này (khoản 3 Điều 60 BLHS);
    Thứ ba: Người bị kết án không được



    phạm tội mới trong thời gian thử thách (khoản 5 Điều 60 BLHS).
    Trong ba yêu cầu trên, yêu cầu thứ hai và
    yêu cầu thứ ba đã được BLHS quy định trực tiếp còn yêu cầu thứ nhất được cụ thể hóa trong Điều 4 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP. Theo đó, người bị kết án có các nghĩa vụ:
    - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư nơi mình cư trú;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...